Bạn đọc

Giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực học đường?

Bạo lực học đường xảy ra tại một số trường học trong những năm gần đây đã làm cho các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng mỗi khi con mình đến trường. Những trận đòn do bạn mình đem lại đã làm cho nạn nhân học sinh khó có thể quên đi nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần…

Bạo lực học đường xảy ra tại một số trường học trong những năm gần đây đã làm cho các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng mỗi khi con mình đến trường. Những trận đòn do bạn mình đem lại đã làm cho nạn nhân học sinh khó có thể quên đi nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần…

Học sinh Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân tham gia lớp hướng dẫn kỹ năng sống - một trong những giải pháp hạn chế bạo lực học đường.  (ảnh minh họa).  Ảnh: P.Liễu
Học sinh Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân tham gia lớp hướng dẫn kỹ năng sống - một trong những giải pháp hạn chế bạo lực học đường. (ảnh minh họa). Ảnh: P.Liễu

Thực tế, thời gian qua ngành giáo dục cũng như các ban, ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực tìm cách tháo gỡ vấn nạn bạo lực học đường, song giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này quả không dễ.

* Giáo dục đạo đức cho học sinh

Là người được giao công tác tập huấn, tuyên truyền cho học sinh và đội ngũ giáo viên về các hoạt động ngoại khóa, bà Đỗ Thị Thanh Tâm, chuyên viên Phòng Công tác quản lý học sinh - sinh viên (Sở GD-ĐT) rất tâm đắc với ý tưởng của GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam, khi cho rằng ngoài việc giám sát thực tiễn, mỗi giáo viên, phụ huynh cần tăng cường giáo dục tư tưởng cho học sinh, cho con em mình thông qua việc “mượn” mạng xã hội để giáo dục.

Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch, sau vụ việc xảy ra tại Trường THCS Võ Trường Toản, có 5 em tham gia vụ đánh nhau bị kỷ luật ở lại lớp. Những em đứng xem, cổ vũ bị hạ một bậc hạnh kiểm; em quay clip và đưa lên mạng bị xếp hạnh kiểm yếu. Riêng Trường THCS Võ Trường Toản bị cắt toàn bộ thi đua năm. Đây là bước xử lý mạnh tay đối với vụ bạo lực học đường ở Trường THCS Võ Trường Toản.

Về trách nhiệm của ngành giáo dục, theo bà Tâm, Sở và các phòng GD-ĐT cũng như các trường không đủ người để có thể quản lý được hành động của học sinh, đặc biệt đối với những vụ việc xảy ra ngoài trường học. “Từ thực tế theo dõi, tôi thấy rất nhiều vụ việc xảy ra bắt nguồn mâu thuẫn từ mạng xã hội. Nhiều vụ việc xấu được lan tỏa trên internet rất nhanh, làm ảnh hưởng và tiêm nhiễm trong giới học sinh. Do đó, phòng chống bạo lực học đường không chỉ là kịp thời phát hiện và can thiệp các vụ ẩu đả, mà còn phải quản lý được tư tưởng trong học sinh - sinh viên để có phương pháp hướng dẫn các em ứng xử,  hành động đúng” - bà Tâm nói.

* Nghiêm khắc xử lý để răn đe

Trao đổi về vấn đề bạo lực học đường thời gian gần đây, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch thừa nhận lâu nay nhiều vụ việc đánh nhau được các trường xem là chuyện “thường ngày” của tuổi học trò. Chính vì vậy, một số trường không có biện pháp xử lý nghiêm hòng răn đe, chấn chỉnh kịp thời những hành vi bạo lực trong trường học. Chưa kể tình trạng số ít trường “ém” vụ việc để không bị ảnh hưởng thi đua, dẫn đến tình trạng học sinh “lờn” mặt.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, cho biết nhằm góp phần hạn chế tình trạng bạo lực học đường, Sở luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền những chuẩn mực đạo đức, lối sống trong gia đình bằng các hình thức, như: vẽ tranh cổ động; xây dựng những tiểu phẩm nói về các hành vi ứng xử, lối sống, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội; tổ chức những chương trình sinh hoạt có chủ đề về gia đình nhằm phòng chống các hành vi bạo lực gia đình. Từ những hoạt động này, ở một góc độ nhận thức nhất định, học sinh sẽ có những hành xử tốt đẹp, thân ái với bạn bè, tránh né những hành vi bạo lực trong các mối quan hệ, nhất là môi trường học đường hiện nay...   

        Minh Quân

Nhằm từng bước ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, Sở GD-ĐT mới đây đã chỉ đạo phòng GD-ĐT các huyện, TX.Long Khánh và TP.Biên Hòa tích cực phát hiện những biểu hiện có thể dẫn đến gây gổ trong học sinh. Ngoài ra, các trường cần tăng giờ sinh hoạt ngoại khóa, tăng sự tiếp cận của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh, tăng số lần họp phụ huynh trong năm học để sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình chặt chẽ hơn. “Chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sâu sát phòng GD-ĐT các địa phương và trường học trong việc tổ chức giám sát học sinh để kịp thời ngăn chặn, giáo dục tư tưởng lệch lạc cũng như hành động thiếu suy nghĩ của những em thuộc diện cá biệt. Từ năm học này, Sở sẽ không “du di” đối với các đơn vị để xảy ra đánh nhau trong trường, ngoài cổng trường; hay cố ý “ém” các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường” - ông Thạch nhấn mạnh.

Nhận định về tình trạng bạo lực học đường, Phó bí thư Tỉnh đoàn Đồng Nai Hồ Hồng Nguyên cho rằng nguyên nhân chính là do học sinh thiếu kỹ năng nhận định được cảm xúc và kiềm chế hành vi của bản thân. Thời gian qua Tỉnh đoàn Đồng Nai đã có những chủ trương trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, như: phối hợp với Đoàn các trường THPT trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt dưới sân trường với chuyên gia tâm lý; cùng Sở GD-ĐT tích cực phổ biến pháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa gắn liền với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; khuyến khích, biểu dương những tấm gương học sinh giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống; tổ chức các khóa kỹ năng sống cho học sinh đăng ký tham gia để nhận thức đúng và hình thành nhân cách sống tích cực, có ích cho xã hội.        

  N.L

Phương Liễu

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        166,794       162