Bạn đọc

Kỳ cuối: Không thể chấp nhận đường phố nhếch nhác

Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Báo Đồng Nai đã nhiều lần phản ảnh về tình trạng vỉa hè của các tuyến đường ở TP.Biên Hòa bị lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn tái diễn.

TIN LIÊN QUAN
Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Báo Đồng Nai đã nhiều lần phản ảnh về tình trạng vỉa hè của các tuyến đường ở TP.Biên Hòa bị lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn tái diễn.

Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Phạm Anh Dũng
Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Phạm Anh Dũng

Nói về những tồn tại liên quan đến vỉa hè, lòng lề đường ở thành phố bị chiếm dụng, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Phạm Anh Dũng thừa nhận, lãnh đạo nhiều phường, xã chưa làm hết trách nhiệm… Ông Dũng cho biết:

- Lâu nay một số tuyến đường ở TP.Biên Hòa trở thành mặt bằng riêng của các hộ kinh doanh ăn uống, để xe…, nên không còn chỗ cho người đi bộ. Lãnh đạo thành phố đã nhiều lần cam kết sẽ xử lý dứt điểm tình trạng gây bức xúc dư luận này, song mọi giải pháp đề ra dường như chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

* Thưa ông, có phải do thành phố thiếu kiên quyết nên dẫn đến việc các địa phương lơ là trong công tác quản lý địa bàn?

- Công tác quản lý đô thị, trong đó có quản lý lòng đường, vỉa hè được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của TP.Biên Hòa, nhất là từ khi thành phố được công nhận là đô thị loại I.

Thực tế, từ những phản ảnh của báo chí, thành phố đã tăng cường một đội ngũ gồm 30 người làm chuyên trách phối hợp với chính quyền các địa phương để quản lý về đất đai, xây dựng và trật tự lòng lề đường, vỉa hè. Đồng thời, giao Phòng Quản lý đô thị, Phòng Nội vụ, Công an, Phòng Văn hóa - thông tin, cùng với địa phương tổ chức các đợt ra quân dọn dẹp, tuyên truyền, xử phạt các trường hợp vi phạm lòng đường, vỉa hè. Sau mỗi đợt công tác, chúng tôi đều có chụp ảnh, lập biên bản bàn giao lại cho địa phương quản lý.

Vỉa hè trên đường 30-4, đoạn gần công viên Biên Hùng bị chiếm dụng hết làm người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Vỉa hè trên đường 30-4, đoạn gần công viên Biên Hùng bị chiếm dụng hết làm người đi bộ phải đi xuống lòng đường.

Thế nhưng sau đó, việc lấn chiếm lòng lề đường lại tái diễn y như cũ. Điều này cho thấy, công tác quản lý, giữ gìn và duy trì trật tự mỹ quan đô thị tại các phường, xã chưa chặt chẽ. Nói cách khác, về biện pháp chỉ đạo thì thành phố rất quyết liệt, nhưng trong công tác giám sát, quy trách nhiệm cụ thể các tổ chức, cá nhân thì thiếu kiên quyết.

Lãnh đạo thành phố đang chuẩn bị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 35 của Thành ủy năm 2015, chuyên đề về “Quản lý đất đai xây dựng và trật tự đô thị” vào cuối tháng 3 này.

Theo đó, sẽ xác định cụ thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và thực trạng hiện nay ở từng địa phương. Trên cơ sở đó, chỉ ra đơn vị, cán bộ thiếu sâu sát để dẫn đến chuyện tái diễn lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè trong thời gian qua.

Ông có nghĩ rằng, phía sau việc xử lý tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” là chuyện nể nang hay tiêu cực gì không?

- Vấn đề có tiêu cực hay cố tình bao che cho hoạt động kinh doanh lấn chiếm vỉa hè kéo dài, lãnh đạo thành phố chưa nghe nói. Nhưng thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm của từng địa phương, từng cá nhân trong công tác quản lý vỉa hè. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ tính toán đến việc thay thế những cá nhân không đáp ứng yêu cầu công tác.

Vỉa
Vỉa hè biến thành nơi để xe

Có nhiều lý do được các địa phương nêu ra để lý giải việc vỉa hè cứ bị tái chiếm dụng, như: lực lượng mỏng, thiếu kinh phí hỗ trợ đội ngũ thực hiện nhiệm vụ… Tuy nhiên theo tôi, vấn đề chính ở đây là cách làm qua loa, không đến nơi đến chốn.

Chủ trương thành phố đã chỉ đạo rất cụ thể, cấp dưới chỉ áp dụng kế hoạch làm việc cho phù hợp với tình hình địa phương mà không thực hiện thì phải xem xét lại. Nếu không thể kiểm tra hàng ngày thì phải có kế hoạch đi trong tuần.

Đối với những điểm “nóng”, có thể kiểm tra nhiều lần trong tháng để xử phạt hành chính một khi hành vi vi phạm cứ tái diễn, nhằm nhắc nhở, nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành pháp luật. Đặc biệt, TP.Biên Hòa giờ đã là đô thị loại I thì không thể chấp nhận đường phố nhếch nhác, kinh doanh buôn bán tùy tiện gây bức xúc dư luận xã hội.

Để trả lại lề đường, vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ, TP.Biên Hòa sẽ có giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?

- UBND thành phố đã giao Phòng Quản lý đô thị chủ trì, rà soát quản lý trật tự vỉa hè theo những quy định của quy tắc đô thị. Cụ thể, căn cứ vào thực trạng vỉa hè hiện nay của từng phường, xã để có thể xây dựng thí điểm những khu vực cho sử dụng tạm vỉa hè.

Vỉa hè, lòng đường Hồ Văn Đại sau giờ họp chợ
Vỉa hè, lòng đường Hồ Văn Đại sau giờ họp chợ

Chẳng hạn, có những chỗ cần thiết thì cho xây dựng tạm công trình phụ hoặc khu vực vỉa hè cho thuê…, nhưng  phải có quy định cụ thể. Hiện các phòng, ban chức năng của thành phố đang xây dựng quy chế quản lý để trình Sở Xây dựng cho ý kiến, nếu được chấp thuận thì mới cho triển khai.

Thời gian gần đây, hàng quán ở Biên Hòa ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đậu xe của người dân ngày càng cao. Trong khi đó, kết cấu cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, khiến xe cộ để tràn ra đường. Nói cách khác, Biên Hòa đang thiếu bãi đậu xe, nhất là ô tô khi số lượng ngày càng tăng cao.

Để giải quyết thực trạng này, Phòng Quản lý đô thị đang khảo sát để tiến tới đề xuất xây dựng một số điểm thành khu vực đậu xe. Song song đó, việc quy hoạch nơi buôn bán ở mặt tiền đường cũng phải tính đến, có thể phải buộc trách nhiệm cho các điểm kinh doanh nếu bố trí nơi giữ xe phù hợp.

* Xin cảm ơn ông

                                                                        Kim Liễu (thực hiện)

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        150,231       2,445