Sống khỏe

Cẩn thận trước các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và học ngoại ngữ

TTO - Theo hãng bảo mật Wandera, mã độc RedDrop hiện đang ẩn trong ít nhất 53 ứng dụng di động thuộc các loại phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, máy tính và các ứng dụng tự học ngôn ngữ.

Cẩn thận trước các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và học ngoại ngữ - Ảnh 1.

Có ít nhất 53 ứng dụng di động hiện dính mã độc RedDrop - Ảnh: iStock.

Wandera cho biết: "RedDrop được thiết kế để bí mật theo dõi người dùng, ăn cắp dữ liệu nhạy cảm từ thiết bị, ghi âm cuộc gọi và khởi tạo hóa đơn điện thoại giả với mức thu phí khổng lồ."

Tiến sĩ Michael Covington, phó chủ tịch mảng chiến lược sản phẩm tại Wandera, nhận định RedDrop là "một trong những mã độc tinh vi nhất của Android" và bọn hacker đứng sau không chỉ sử dụng một loạt các thủ thuật tấn công mà còn hoàn thiện mọi chi tiết nhỏ để đảm bảo hành động của chúng khó có thể bị phát hiện.

Đó là lý do vì sao hiện RedDrop chỉ mới được tìm thấy ẩn trong ít nhất 53 ứng dụng di động nhưng thực tế ước tính có hơn 4.000 tên miền đang được sử dụng để phân phối các mã độc này.

Các ứng dụng dính RedDrop đã được xác minh bao gồm Video Blocker, Ninja Slice, Paint It, Hot Tone, Plus Italy… cùng nhiều ứng dụng có trên các trang web của bên thứ ba lẫn cửa hàng Google Play chính thức.

Hầu hết chúng đều là công cụ chỉnh sửa hình ảnh, hỗ trợ tính toán và dạy ngoại ngữ với phần mô tả "cung cấp nhiều chức năng hữu ích" cho người dùng.

Sau khi người dùng tải xuống các ứng dụng này, mã độc sẽ tải trọng tải bổ sung như APK và tệp JAR từ các máy chủ C & C khác nhau và tự động lưu trữ chúng trong bộ nhớ của thiết bị.

Kỹ thuật này cho phép kẻ tấn công lén lút thực hiện các tác vụ APK nguy hiểm khác mà không cần phải nhúng chúng thẳng vào mẫu ban đầu.

Khi nạn nhân trả phí hóa đơn điện thoại, mã độc sẽ xóa các tin nhắn đã gửi gần như ngay lập tức để tránh bị phát hiện.

RedDrop cũng đi kèm với một loạt các phần mềm gián điệp để thu thập dữ liệu người dùng được mã hóa lẫn không được mã hóa như hình ảnh, địa chỉ liên hệ, chi tiết liên quan đến thiết bị như IMEI và IMSI, mã quốc gia của SIM, mã mạng di động và mạng Wi-Fi gần đó.

Dữ liệu thu thập sẽ được gửi đến DropBox hoặc Drive của hacker để sử dụng trong kế hoạch tống tiền trong tương lai.

Cẩn thận trước các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và học ngoại ngữ - Ảnh 2.

Các ứng dụng đã được xác minh dính mã độc RedDrop - Ảnh: Wandera.

5 loại mã độc mới xuất hiện trong tháng 12 mà bạn cần tránh xa

TTO - GnatSpy, AnubisSpy, Catelites Bot, Zeus Panda và Loapi là 5 cái tên mà bạn phải cẩn thận dè chừng khi online.

5 loại mã độc hiện đang 'hoành hành' trong nửa đầu tháng 1

TTO - LightsOut, Brickerbot, BlackMine, FakeBank và CoffeeMiner là 5 cái tên nổi cộm mà bất cứ người dùng nào cũng cần dè chừng khi online.

Hơn 600 ứng dụng Bitcoin có chứa mã độc

TTO - Dù thị trường tiền điện tử biến động rất mạnh nhưng vẫn không ít người tiếp tục đầu tư. Do đó, ngày càng có nhiều ứng dụng Bitcoin xuất hiện và các chuyên gia bảo mật đã phát hiện hơn 600 ứng dụng Bitcoin có chứa mã độc.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,214,977       152