Sống khỏe

Đưa nội dung bảo vệ không gian mạng vào Luật Quốc phòng

TTO - Hội thảo góp ý Luật Quốc phòng sửa đổi diễn ra sáng 1-3 tại trụ sở đoàn đại biểu TP.HCM.

Đưa nội dung bảo vệ không gian mạng vào Luật Quốc phòng - Ảnh 1.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Phó Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM chủ trì buổi hội thảo, ảnh: HỒNG LY

Đưa nội dung bảo vệ không gian mạng vào Luật Quốc phòng là một trong những nội dung được đa số đại biểu đề nghị bổ sung vào Luật Quốc phòng tại hội thảo. Những ý kiến đóng góp trên sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sắp tới.

Góp ý tại hội thảo, PGS.TS Trần Ngọc Đức, Trưởng khoa Luật – Đại học Cảnh sát nhân dân TP.HCM, cho biết: toàn thế giới đều đặt vấn đề an ninh mạng lên hàng đầu, và sắp tới luật về an ninh mạng sẽ được thông qua. Vì vậy, ngay cả quốc phòng cũng có liên quan đến vấn đề không gian mạng.

"Nếu chúng ta không xác định được nội hàm của quốc phòng trên không gian mạng cụ thể như thế nào thì ít nhất cũng phải xác định được tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc cốt lõi để xác lập việc phòng thủ, bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng. Hiện vẫn còn thiếu rất nhiều cơ sở, nhưng lại càng có những nguy cơ rất lớn liên quan đến quốc phòng trên không gian mạng, vì thế nên rõ ràng trong luật quốc phòng. Trước hết phải xác định được quan điểm, những nguyên tắc cơ sở." - ông Đức nói. 

Theo PGS.TS Trần Ngọc Đức, vấn đề này trở thành nguyên tắc của quốc phòng chứ không chỉ đơn thuần là nhận thức về mặt lý luận. 

Đưa nội dung bảo vệ không gian mạng vào Luật Quốc phòng - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Ngọc Đức góp ý tại hội thảo, ảnh:HỒNG LY

Đồng tình với quan điểm trên, Thiếu tá Lê Bảo Trân, Chính trị viên phó, Ban chỉ huy quân sự quận 12, góp ý:  Hiện tại, chống phá trên không gian mạng đang phát triển, nhưng chưa đưa nội dung này vào luật. Vì vậy, tôi có ý kiến bổ sung thêm không gian mạng vào phạm vi bảo vệ, phòng thủ, bên cạnh vùng đất, vùng trời, vùng biển được quy định tại Chương 4, khoản 2, điều 4 quy định chính sách nhà nước về quốc phòng. 

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,364,895       1,301