Mẹ & bé

Bi hài mẹ bầu và cuộc đối mặt với những dấu hiệu khó chịu trong thai kỳ

Khi mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều phải đối mặt với những dấu hiệu khó chịu như chuột rút, đau lưng, đau hông, nóng gan bàn chân tay, răng miệng yếu, chảy máu chân răng… khiến họ nhiều khi không khỏi khóc dở mếu dở.

Mẹ bầu nào cũng có những khó chịu bất đắc dĩ trong thai kỳ

Cùng đang mang thai, nhưng 3 mẹ bầu này có thời gian thai kỳ khác nhau và cuộc sống cũng khác nhau. Song họ đều giống nhau ở chỗ, cùng phải nỗ lực vượt qua những dấu hiệu khó chịu trong thai kỳ của mình. Thậm chí ban đầu khi chưa tìm được cách “gỡ rối”, 3 mẹ bầu này đã lâm vào những tình cảnh khóc dở mếu dở đầy bi hài.

Mới chỉ mang thai được 22 tuần nhưng người vợ trẻ Nguyễn Mai Anh, 27 tuổi (P308 , Nơ 19 khu đô thị PhápVân, Hoàng Mai, HN) đã luôn gặp tình trạng thường xuyên đau cột sống và đau mỏi lưng. Hiện tượng này chỉ bắt đầu xuất hiện khi Mai Anh mang thai.

Cứ nghĩ, chỉ mới bắt đầu thai kỳ, do cơ địa chưa quen với việc có em bé trong bụng nên đau mỏi lưng chút. Nào ngờ, tình trạng này cứ lặp đi lặp lại. Vì đau mỏi lưng nên mọi sinh hoạt của bà bầu này trở nên mệt mỏi. Làm việc gì ở công sở, Mai Anh cũng không tập trung làm tốt như trước đây.

Tối về nhà, tất cả việc đi chợ, bếp núc Mai Anh đều phải nhờ một tay chồng đỡ đần. Cũng may, chồng Mai Anh là người đàn ông tâm lý, yêu thương vợ nên anh không mấy nề hà việc nhà.

Thậm chí, thấy vợ khó chịu và kêu đau mỏi lưng, tối nào đi ngủ, anh xã Mai Anh cũng nhận đấm lưng nhẹ nhàng cho vợ. Đến nỗi, nhiều khi chồng đã mỏi rời tay, mắt đã ríu lại nhưng vẫn lơ mơ hỏi vợ “đã đỡ đau chưa em?”.

Nhưng rồi một ngày, ông xã Mai Anh cập nhật được thông tin không nên đấm lưng cho bà bầu. Vì thế, dù thương vợ, chồng Mai Anh cũng nhất quyết chỉ động viên vợ chịu đựng. Thấy chồng “thờ ơ” như thế, lại sẵn khó chịu trong người nên người vợ trẻ này nhiều lần giận dỗi chồng.

Vì đau mỏi lưng không ngủ được, nên Mai Anh cũng “hành” và bắt chồng phải thức cùng cho có người nói chuyện. “Nhiều lúc mình cũng nghĩ tội chồng lắm. Nhưng mình cứ ấm ức khi đau như vậy, chồng cứ ngáy phe phe bên cạnh. Đánh thức dậy để chồng mục sở thị vợ mang bầu khó chịu thế nào để mai này yêu con và trân trọng vợ hơn” - Mai Anh cười nói khi nhớ về giai đoạn đầy vất vả.

Khác với những triệu chứng khó chịu mà Mai Anh phải chịu đựng, mẹ bầu Nguyễn Diệu Huyền, 25 tuổi từ khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ đã bỗng nhiên phải đối mặt với triệu chứng chuột rút đến căng cứng hết đùi và chân.

“Chẳng hiểu tại sao bỗng nhiên mình bị chuột rút nhiều như thế. Mình đã chịu khó ăn nhiều thực phẩm, thậm chí đi bộ buổi tối lệnh khệnh theo chồng. Song tình trạng chuột rút vẫn không thuyên giảm” - mẹ bầu 6 tháng này kể.

Theo Diệu Huyền nhớ lại, thời điểm bị chuột rút đó, đêm nào ngủ, mẹ bầu này cũng bị ám ảnh. Hôm nào không bị chuột rút thì được ngủ ngon. Còn hôm nào đang ngủ bị chuột rút thì vừa khóc vừa cười luôn.

Có nhiều hôm đang ngủ ngon lành, mình lại thấy bắp chân bắt đầu co cứng. Mình biết bị chuột rút nên đã trèo xuống giường đứng song chân vẫn như bị vặn lại cực kỳ đau đớn. Nhiều lúc không chịu được mình đã khóc tu tu như một đứa trẻ. Chồng thấy vậy vừa mắt nhắm mắt mở cuống quýt xoa bóp, nắn chân cho vợ vừa buồn cười làm mình vừa ghét vừa giận” - mẹ bầu này vẫn sợ hãi và buồn cười khi nhớ lại những lần bị chuột rút thai kỳ.

Sau những đêm bị chuột rút chân đó, sáng ra chân của Diệu Huyền đau mỏi rã rời, căng cứng, mất cảm giác ở đùi, bắp chân, bàn chân. Điều này khiến mẹ bầu trẻ không có hứng thú làm bất cứ việc gì trong ngày. Và cứ nghĩ tới những ngày thai kỳ phía trước, thực sự là nỗi ám ảnh của mẹ bầu xinh đẹp này.

Đang mang bầu tháng thứ 8 nhưng mẹ bầu 22 tuổi, Quản Thùy Chi (19 ngõ 120/4/3 Hoàng Hoa Thám, HN) cũng nhớ như in về những dấu hiệu gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo mẹ bầu này kể, trong 3 tháng đầu ấy, Thuỳ Chi thường phải đối mặt với triệu chứng nóng ran gan bàn tay, bàn chân và chân tay như có hiện tượng kim châm

Thuỳ Chi nhớ lại: “Đó chưa phải là hết những dấu hiệu khó chịu của mình lúc đó đâu. Lúc đó có những thời điểm mà mình còn thấy răng mình như đi mượn, đánh răng toàn thấy bị chảy máu. Nhiều lúc có cảm tưởng răng như lung lay ý dù cho mình mới có 22 tuổi thôi. Thấy vợ như vậy, chồng mình suốt ngày trêu mình là bà già. Còn mẹ mình thì cứ bảo, sao mang bầu lại gặp những dấu hiệu thế???!!!”.

Vì thường xuyên bị nóng ran gan bàn tay, chân nên Thuỳ Chi từng rất khổ sở và khó chịu. Có đêm, không chịu nổi, Thuỳ Chi bắt chồng gãi chân tay chân cho mình. Nhiều đêm vì chồng ngủ say không muốn làm phiền chồng mà Thuỳ Chi cứ tự đưa tay gãi lấy gãi để gan bàn chân mà nước mắt lưng tròng. Chi cảm thấy cực kỳ khổ sở thời điểm đó.

Chung một giải pháp xử trí thông minh của các mẹ bầu thông thái

Thời kỳ đầu gặp phải các dấu hiệu thai kỳ cực kỳ khó chịu trên, những mẹ bầu thường có tâm lý chịu đựng để nghe ngóng tình hình. Song sau nhiều lần dấu hiệu cứ lặp đi lặp lại với tần suất đáng lo ngại, mẹ bầu Mai Anh, Diệu Huyền ,Thuỳ Chi đều đã quyết định nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp cụ thể.

Qua thăm khám và làm một số xét nghiệm nồng độ canxi trong cơ thể, các mẹ bầu ấy đều được bác sĩ đưa ra kết luận bị thiếu canxi trầm trọng. Họ cũng được bác sĩ kê đơn thuốc uống canxi tự nhiên NextG Cal cho uống bổ sung.

Sau vài tháng uống bổ sung canxi NextG Cal, những triệu chứng khó chịu trên của các mẹ bầu đã thuyên giảm và được đẩy lùi hẳn.

Theo các mẹ bầu trẻ này tiết lộ, đây là một loại canxi tự nhiên thành phần từ xương bò non nên giúp hấp thụ canxi tối đa. Chúng gồm có các dưỡng chất cần thiết như canxi và phốt pho ở dạng tự nhiên Microcrystalline Hydroxyapatite (MCHA), vitamin D3 và vitamin K1. Canxi NextG Cal được sản xuất từ Úc và được thừa nhận là không chứa độc tính, an toàn khi sử dụng nên các mẹ rất yên tâm.

Ba mẹ bầu này cũng cho biết, sau vài tháng uống bổ sung canxi NextG Cal, những triệu chứng khó chịu trên của họ đã thuyên giảm và được đẩy lùi hẳn. Hiện những mẹ bầu xinh đẹp trên đang có một thai kỳ khoẻ mạnh và đang tận hưởng những thay đổi của thai kỳ cũng như niềm hạnh phúc khi sắp được làm mẹ thực thụ.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,237,436       1,130