Tại hội thảo khoa học: “ Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi” đã chỉ ra hiện nay có đến 81,25% trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam đang sảy ra tình trạng thiếu kẽm đáng báo động.
40% trẻ em Viêt Nam hiện nay đang sảy ra tình trạng thiếu kẽm
Viện dinh dưỡng Quốc gia gần đây vừa thực hiện một cuộc khảo sát về tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Theo đó, có đến hơn 40% trẻ em đang thiếu kẽm 24% trẻ em đang ở tình trạng thiếu máu.
Trong buổi hội thảo khoa học với chủ đề "Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi" được Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức tại TP HCM vào ngày 4/7 vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam chiếm khoảng 25% ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thiếu quá nhiều vi chất. Ngoài ra, suy dinh dưỡng thấp còi còn bị ảnh hưởng từ nhiễm ký sinh trùng, dị tật bẩm sinh cũng như do thiếu kiến thức nuôi con.
So với năm 2000, tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ dưới năm tuổi tăng 6,2 lần trên phạm vi toàn quốc. Điều đáng lo ngại là xu hướng tăng ở nông thôn tuy mới xuất hiện nhưng lại có chiều hướng nhanh hơn ở thành thị. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em thành thị là 62,1%, còn nông thôn là 53,7%. Có đến 81,25% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm.
Tại sao thiếu kẽm lại nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ?
Kẽm là khoáng chất cần thiết giúp cơ thể tạo ra protein và DNA. Nó cũng cần thiết cho sự trao đổi chất và quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác.
Trẻ thiếu kẽm thường có một số biểu hiện như chán ăn hoặc giảm ăn, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài.
Nguy hiểm hơn của tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ sẽ dẫn đến rối loạn tâm - thần kinh: rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài. Thần kinh suy nhược (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ). Những trẻ nhỏ bị thiếu kẽm nặng có có thể có biểu hiện rối loạn cảm xúc như: thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình. Bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động...
Thiếu kẽm khiến trẻ suy giảm khả năng miễn dịch: nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.. Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, suy dinh dưỡng nặng, chứng lùn...
Trẻ em dưới 5 tuổi cần đặc biệt chú ý bổ sung lượng kẽm đầy đủ
Theo Tiến sĩ- Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Giảng viên Bộ Môn Nhi Đại Học Y Dược - TP HCM để bổ sung kịp thời và đẩy đủ lượng kẽm có trẻ nhỏ, tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất để bổ sung kịp thời các vi chất thiếu hụt, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dễ hấp thu, dễ tiêu hóa sẽ giúp gia tăng sức đề kháng.
Các bà mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của các bé, đặc biệt là những bé còn nhỏ thiếu sức đề kháng. Bằng nhiều cách khác nhau, có thể bổ sung lượng kẽm cho trẻ nhỏ thông qua những dạng thực phẩm bổ dưỡng. Hoặc nguồn thực phẩm giàu kẽm như đậu đen, giá đỗ, đạu xanh, thịt đỏ, củ cải, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt gà….
Ngoài còn có những giải pháp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn do thiếu kẽm ở trẻ nhỏ như sử dụng thực phẩm chức năng Conipa.
Ngoài ra sản phẩm được điều chế thành những dạng ống nhỏ tiện lợi cho mỗi lần sử dụng và mùi vị ngọt thanh dễ chịu thu hút trẻ nhỏ.