Thiếu sắt không chỉ khiến làn da xanh xao, tóc khô xơ... mà còn gây thiếu máu, các bệnh về tim mạch, thần kinh.
Sắt là một trong những chất khoáng không thể thiếu đối với cơ thể con người. Có đến 70% lượng sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin - chất có mặt trong tế bào hồng cầu, làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.
Theo Recommended Dietary Intake của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (National Center for Biotechnology Information), nam giới trên 19 tuổi cần 8mg sắt mỗi ngày và nữ giới từ 19 – 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày, đặc biệt là phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
Khi thiếu sắt, người ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xao, rụng tóc... Nữ giới và trẻ em là hai đối tượng hay bị thiếu sắt nhất, chính vì vậy, hãy nhanh chóng bổ sung những loại thực phẩm sau nếu thấy bản thân, bạn bè có dấu hiện của sự thiếu hụt loại khoáng chất này.
Cứ 100gr đậu nành sẽ cung cấp cho người dùng khoảng 15.7mg sắt. Không chỉ vậy, đậu nành cũng chứa nguồn chất đạm lớn với 8 axit amin thiết yếu, cùng nhiều khoáng chất khác như canxi, magie, kali...
Rau bina là loại rau lá xanh có thành phần sắt cao nhất, cứ 100gr rau bina sẽ chứa 4mg sắt. Không chỉ vậy, loại rau này còn chứa lượng lớn canxi, vitamin A cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác giúp ngăn ngừa loãng xương, viêm khớp và một số bệnh ung thư.
Hạt điều, hạnh nhân và lạc đều có thành phần sắt cao. Trong đó, hạt điều chứa nhiều khoáng chất này nhất, cứ 30gr hạt điều sẽ cung cấp đến 2mg sắt. Các loại hạt cũng rất hữu ích khi bạn có ý định giảm cân, vì chúng chứa ít chất béo có hại và mang lại cảm giác no lâu.
Củ dền thường được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng đối với bệnh nhân thiếu máu vì chúng vừa chứa nhiều sắt, vừa có khả năng làm tăng hàm lượng hemoglobin trong máu. Cứ 100gr củ dền sẽ chứa 0.8mg sắt.
Dưa hấu là một trong số các loại hoa quả được yêu thích nhất vào mùa hè. Không chỉ chứa nhiều nước, nhiều vitamin mà chúng còn là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời. Mỗi 100gr dưa hấu sẽ bổ sung khoảng 0.2mg sắt cho cơ thể.
Lựu giàu sắt, canxi, protein và một lượng chất xơ kèm theo các khoáng chất thiết yếu khác. Cứ 100gr lựu chứa 0.3mg sắt. Loại quả này cũng rất dễ để bổ sung vào thực đơn hàng ngày vì chúng có thể được ăn riêng, chế biến cùng salad, làm nước ép hoặc làm các loại bánh tráng miệng.
Cứ 100gr ức gà chứa 0.7mg sắt. Không chỉ tốt trong việc bổ sung sắt, ức gà còn là loại thực phẩm nổi tiếng trong quá trình ăn kiêng vì chúng chứa nhiều protein và ít béo.
Gan chứa hàm lượng sắt cao, cụ thể, 100gr gan lợn chứa 12mg sắt, 100gr gan gà chứa 9mg sắt và 100gr bò chứa 6,5mg sắt. Gan gà cũng có hàm lượng vitamin B12 cao, giúp duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu và tế bào thần kinh.
Mỗi 100gr táo chứa 0.1mg sắt, như vậy một quả táo trung bình có thể chứa khoảng 0.31mg sắt. Táo cũng rất dễ ăn và dễ chế biến, bạn có thể ăn táo riêng hoặc ép thành nước, làm các loại bánh tráng miệng...
Hải sản nói chung đều thuộc danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt. Trung bình 100gr cá cung cấp 1.7mg sắt. Đặc biệt, các loại cá chứa nhiều dầu như cá thu, cá hồi còn chứa omega 3 tốt cho trí não, tim mạch và làn da.
Các món ăn chế biến từ ngũ cốc nguyên chất như lúa mạch, quinoa, yến mạch... giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Trung bình 100gr ngũ cốc nguyên chất chứa 2.5mg sắt.
Hạt bí và bí ngô đều được khuyên dùng cho những người mới ốm dậy, xanh xao, gầy yếu vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như protein, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu... Trong 100gr hạt bí ngô chứa 15mg sắt.
Chà là được xem là thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ trong kì "đèn đỏ" và mang thai nhờ hàm lượng sắt cao (0,90mg/100gr).
Nguồn: Boldsky
cơ thể con người, Tế bào hồng cầu, Công nghệ sinh học, Phụ nữ có thai, cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt