Ung thư bạch cầu là loại bệnh ung thư thường gặp nhất và chiếm 33,4% các dạng ung thư ở trẻ em.
Dễ bị bầm tím: Thông thường, trẻ em rất năng động và nhiều hoạt động bên ngoài như đi xe đạp, chơi thể thao,... Vì vậy, không phải là điều bất thường khi chúng bị bầm tím trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra rằng con bạn rất dễ bị bầm tím với những va chạm nhỏ và xảy ra quá thường xuyên, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Nếu con bạn bị chảy máu mũi liên tục mà không có nguyên nhân cụ thể nào như nóng trong người hoặc tổn thương mũi, thì đó có thể là một triệu chứng chắc chắn của bệnh bạch cầu. Các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ khi trẻ bị bệnh này.
Chán ăn: Triệu chứng này có thể có vẻ rất bình thường ở hầu hết trẻ em, vì chúng thường kén thức ăn, do đó nó ít được chú ý. Tuy nhiên, các tế bào bạch cầu được tích lũy trong gan, lá lách và thận có thể gây cho chúng cảm giác đau bụng. Trẻ cũng thường có khẩu vị kém hơn và không thể ăn một số lượng thực phẩm như bình thường. Do đó chúng thường bị giảm cân nặng.
Thường xuyên bị nhiễm trùng có thể là một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu. Ung thư này ảnh hưởng đến bạch cầu và bắt đầu tiêu diệt chúng một cách chậm chạp. Các tế bào bạch cầu rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, do đó bệnh bạch cầu có thể làm giảm miễn dịch của cơ thể.
Đau dạ dày: Nếu bạn thấy các con đã trải qua các cơn đau dạ dày liên tục và cấp tính mà không có chứng khó tiêu thì đó có thể là do các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày, đã ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.
Khó thở: Như chúng ta biết, máu lưu thông đến mọi bộ phận và cơ quan của cơ thể, bao gồm cả phổi. Vì vậy, khi có tế bào ung thư trong máu, chúng bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi, do đó gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và thở khò khè ở trẻ em.
Đau khớp: Nếu bạn nhận thấy con thường bị đau khớp, đầu gối, khuỷu tay, lưng,... mà không có thương tích nào thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Bệnh bạch cầu gây ra hiện tượng các tế bào máu trắng có hại sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng chúng lấn át các tế bào máu khác. Sự tích tụ này có thể dẫn đến hiện tượng đau nhức xương và khớp.
Thiếu máu là một tình trạng các tế bào hồng cầu trong cơ thể giảm đi, dẫn đến suy nhược và các triệu chứng khác. Nếu trẻ đã có các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon,... hãy làm xét nghiệm máu và kiểm tra xem có bệnh bạch cầu không.
Sưng tấy là triệu chứng bệnh bạch cầu ở trẻ em: Các hạch bạch huyết có chức năng lọc máu nhưng đôi khi các tế bào bạch cầu lại tập hợp ở trong các hạch bạch huyết. Điều này có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở mắt, phần dưới cánh tay, cổ, trên xương đòn, ở bẹn...
Theo Boldsky
căn bệnh ung thư nguy hiểm, ung thư bạch cầu, chảy máu mũi, đau dạ dày, chứng khó tiêu