Bạn đọc

Thấp thỏm sống dưới cụm pa-nô "khủng"

Thời gian qua, tại một số tỉnh, thành đã xảy ra những vụ pa-nô quảng cáo gãy đổ gây thương vong, thiệt hại cho người dân. Sự việc này khiến những hộ dân ở Đồng Nai đang sống dưới những cụm pa-nô "khủng" luôn thấp thỏm lo sợ tai họa từ trên trời rơi xuống, nhất là trong mùa mưa bão.

Thời gian qua, tại một số tỉnh, thành đã xảy ra những vụ pa-nô quảng cáo gãy đổ gây thương vong, thiệt hại cho người dân. Sự việc này khiến những hộ dân ở Đồng Nai đang sống dưới những cụm pa-nô “khủng” luôn thấp thỏm lo sợ tai họa từ trên trời rơi xuống, nhất là trong mùa mưa bão.

 Cụm pa-nô quảng cáo của Công ty TNHH một thành viên thiết kế - xây dựng - quảng cáo Thanh Niên đã 2 lần ngã đổ khiến người dân sống bên dưới luôn nơm nớp lo sợ tai nạn từ trời giáng xuống.
Cụm pa-nô quảng cáo của Công ty TNHH một thành viên thiết kế - xây dựng - quảng cáo Thanh Niên đã 2 lần ngã đổ khiến người dân sống bên dưới luôn nơm nớp lo sợ tai nạn từ trời giáng xuống.

Theo thống kê của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, toàn tỉnh có khoảng 260 trụ pa-nô và bảng quảng cáo ốp tường kích cỡ lớn, phần nhiều được đặt dọc quốc lộ 1 và trên nóc những ngôi nhà cao tầng.

* NỖI LO TAI HỌA TỪ TRỜI RƠI XUỐNG

Khu vực tập trung nhiều cụm pa-nô cỡ lớn là từ khu vực ngã tư Vũng Tàu đến ngã tư Amata (TP.Biên Hòa). Tại khu vực này, 2 bên đường có hàng chục pa-nô quảng cáo với diện tích vài chục mét vuông. Trong số đó, nhiều bảng đã lâu không còn ai thuê quảng cáo nên không có nội dung, song vẫn đứng dưới mưa nắng với khung sắt chỏng chơ. Mỗi khi mưa to gió lớn, những cụm pa-nô trên cao rung lắc mạnh khiến không ít người dân ngụ bên dưới hoặc đi ngoài đường cảm thấy không yên tâm, lo sợ tai bay vạ gió bất ngờ ập đến.

Cụm pa-nô cỡ lớn quảng cáo bia Tiger đặt ở Ngã tư Amata chỉ đứng trên 2 chân đế mong manh.
Cụm pa-nô cỡ lớn quảng cáo bia Tiger đặt ở Ngã tư Amata chỉ đứng trên 2 chân đế mong manh.

Bà Nguyễn Thị Bầu, kinh doanh đồ trang trí nội - ngoại thất ô tô gần Suối Linh (thuộc tổ 1, KP.4, phường  Long Bình) nhớ lại, tình trạng cụm pa-nô quảng cáo của Công ty TNHH một thành viên thiết kế - xây dựng  - quảng cáo Thanh Niên đặt gần nhà bà đã 2 lần gãy đổ vào năm 2014 và 2015. Chỉ cho chúng tôi  khung sắt hoen gỉ vì phơi nắng mưa, giá đỡ hàn mỏng manh đã tróc hết lớp sơn bên ngoài, bà Bầu nói: “Khi mưa to gió giật, cụm pa-nô quảng cáo này rung lắc rất mạnh. Gia đình tôi kinh doanh thiết bị ô tô có  giá trị cao, nếu xảy ra sự cố pa-nô ngã đổ, chập điện gây cháy nổ thì khả năng thiệt hại rất cao. Tôi đã  nhiều lần phản ảnh với UBND phường, đồng thời yêu cầu hộ cho thuê diện tích đặt bảng quảng cáo phải  thường xuyên kiểm tra độ an toàn nhưng chẳng thấy ai đến ngó ngàng gì. Sống dưới cụm pa-nô này tôi luôn phập phồng, lo sợ bởi tai họa có thể ập xuống gia đình bất cứ lúc nào”.

* SAU CẤP PHÉP, ĐƠN VỊ NÀO HẬU KIỂM?

Theo quy định, việc thẩm định nội dung thông tin quảng cáo trên các pa-nô do Sở Văn hóa - thể thao và du lịch chịu trách nhiệm; thẩm định mức độ an toàn những tấm pa-nô diện tích lớn thuộc Sở Xây dựng.

Giữa tháng 8 vừa qua, tấm bạt treo từ cụm quảng cáo của VPBank ở xa lộ Hà Nội (đoạn thuộc KP.2, phường Tam Hòa) đã bất ngờ rớt xuống đường dây điện làm khu vực này mất điện vài giờ đồng hồ.
Giữa tháng 8 vừa qua, tấm bạt treo từ cụm quảng cáo của VPBank ở xa lộ Hà Nội (đoạn thuộc KP.2, phường Tam Hòa) đã bất ngờ rớt xuống đường dây điện làm khu vực này mất điện vài giờ đồng hồ.

Trao đổi về vấn đề hậu kiểm các cụm pa-nô sau khi được cấp phép quảng cáo, Giám đốc Sở Văn hóa -  thể thao và du lịch Lê Kim Bằng cho biết sau một số vụ pa-nô quảng cáo gãy đổ gây chết người tại các  địa phương khác, ngành có phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Giao thông - vận tải tiến hành kiểm tra, rà soát lại các công trình quảng cáo lớn. Qua đó cho thấy toàn tỉnh có nhiều công trình quảng cáo ốp tường  nhà dân hoặc trụ pa-nô lớn được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi Luật Quảng cáo có hiệu lực. Hầu hết  những bảng quảng cáo này không còn phù hợp với những quy chuẩn hiện hành nhưng vẫn đang tồn tại.  Do đó, trong thời gian tới cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm định và có giải pháp cụ thể nhằm bảo  đảm an toàn cho người dân.

Theo Luật Quảng cáo 2012, những công trình quảng cáo cấp IV (có kết cấu chiều cao dưới 6m) thuộc  quyền thẩm định của chủ đầu tư; những công trình từ cấp III trở lên (có chiều cao trên 6m) do Sở Xây  dựng thẩm định và cấp phép. Song Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Minh Hoàng cho rằng sau khi  công trình đủ điều kiện được phép đưa vào sử dụng thì việc lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu pa-nô xuống cấp, hư hỏng để có biện pháp sửa chữa ngay thì mới không xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Khảo sát một vòng TP.Biên Hòa, phóng viên Báo Đồng Nai ghi nhận còn nhiều bảng quảng cáo cỡ lớn có nguy cơ gây tai nạn cho các hộ dân sống bên dưới. Chẳng hạn cụm pa-nô trên nóc tòa nhà 3 tầng ở đường Cách Mạng Tháng Tám (gần rạp Lido cũ) có một vài tấm tôn thiếc bị gió xé rách. “Những tấm tôn đó sắc như dao, nếu chém trúng vào người đi đường thì hậu quả rất khó lường. Tôi đã 1 lần may mắn thoát nạn trong gang tấc khi đang chạy xe 2 bánh trong cơn mưa qua khu vực này thì bất ngờ 1 tấm tôn thiếc từ trời bay xuống vụt ngang qua mặt” - ông Trần Văn Niên (ngụ phường Quyết Thắng) chia sẻ.

Phương Liễu

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        115,139       32