Bạn đọc

Thường xuyên ở… bệnh viện ( Bài 1)

Với nhiều người, cực chẳng đã mới phải đến bệnh viện. Họ ngại đi khám bệnh vì phải chờ đợi lâu, mất thời gian, công sức, mệt mỏi. Song, không ít người lại "nghiện" đi khám bệnh.

Với nhiều người, cực chẳng đã mới phải đến bệnh viện. Họ ngại đi khám bệnh vì phải chờ đợi lâu, mất thời gian, công sức, mệt mỏi. Song, không ít người lại “nghiện” đi khám bệnh.

Lưu lịch sử khám bệnh bằng máy, nhân viên có thể biết số lần khám bệnh trong mỗi tháng của bệnh nhân.
Lưu lịch sử khám bệnh bằng máy, nhân viên có thể biết số lần khám bệnh trong mỗi tháng của bệnh nhân.

Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã “thống kê” được một danh sách với gần 100 người có tần suất khám bệnh dày đặc để được cấp thuốc cho mọi thứ bệnh. Không ít người, kết quả chẩn đoán của bác sĩ không có bệnh, nhưng vẫn đòi “được” uống thuốc.

* “Siêng” đi khám bệnh

Thời gian gần đây, ông V.H., 66 tuổi, ngụ phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa) rất chịu khó đi khám bệnh. Trong 10 ngày đầu tháng 5-2016, ông liên tục đến khám 8 lần tại 10 khoa: y dược cổ truyền, ngoại tổng quát, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, hô hấp, nội tiết, tai mũi họng… Trước đó trong tháng 4-2016, ông H. đã có mặt tại hầu hết các khoa tới 18 lần để khám bệnh. Số tiền các toa thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả cho ông là hơn 3,5 triệu đồng. Còn tháng 3-2016, ông H. khám 17 lần, được cấp 22 toa thuốc trị giá hơn 3 triệu đồng.

Qua tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế của một số bệnh nhân có tần suất khám bệnh nhiều bất thường, cụ thể là gia đình các ông, bà bệnh nhân T.N. (phường Tam Hòa), V.K. (phường Long Bình) và H.Đ. (phường Tân Mai) họ đều không thuộc diện hộ nghèo, kinh tế không quá khó khăn. Việc lạm dụng khám chữa bệnh BHYT là lạm dụng sự chia sẻ của cộng đồng, gây thiệt hại đến quỹ BHYT vốn chỉ hỗ trợ cho những người thực sự có bệnh.

Trường hợp ông H. chưa phải là nhiều nhất mà “kỷ lục” phải kể đến ông V.K., 77 tuổi, ở phường Long Bình (TP.Biên Hòa). Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 5-2016, ngày nào ông cũng đi khám bệnh và được cấp 9 toa thuốc. Trong những tháng đầu năm 2016, ông K. đã đến bệnh viện khám từ 20-24 lần/tháng. Tổng số tiền các toa thuốc ông K. được chi trả 3-4 triệu đồng/tháng. Một nhân viên phòng đăng ký khám bệnh nói vui: “Tất cả các khoa trong bệnh viện, ông V.K. đều đã đến khám, chỉ trừ phòng… phụ khoa”.

Trong một lần đến bệnh viện, người viết chứng kiến bà N.H., 85 tuổi (phường Thống Nhất), mắng xối xả nhân viên Phòng đăng ký khám bệnh khi cô này từ chối cho bà khám tim mạch. Bà H. thừa nhận là tái khám trước hẹn, thuốc uống  vẫn còn nhưng vì bệnh tình không thuyên giảm nên bà phải… khám tiếp. Đăng ký khám tim không được, bà H. đòi… khám mắt, nhân viên y tế đành chấp nhận vì ngại bà lớn tiếng. Được biết, trong 8 ngày đầu tháng 5-2016, bệnh nhân H. đã khám bệnh đủ 8 ngày với 11 khoa khác nhau. Tổng giá trị các toa thuốc khoảng 1,8 triệu đồng.

* Không có bệnh, vẫn đòi cấp thuốc

Trao đổi về tần suất khám bệnh nhiều đến bất thường của những bệnh nhân nêu trên, điều dưỡng Mạch Võ Thùy Nhung, nhân viên Phòng đăng ký khám bệnh, ngán ngẩm cho biết: “Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận gần 2 ngàn bệnh nhân, nhưng tôi rất quen mặt ôngV.H., ông V.K., bà N.H… vì họ thường xuyên có mặt ở bệnh viện. Bà H. bị xơ gan, nhưng ngày nào cũng đến khám, khai đủ thứ bệnh chỉ để lấy thuốc. Không cho đăng ký khám thì bà ấy làm ầm lên, rất mệt mỏi”.

Người dân khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.  (ảnh minh họa)
Người dân khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. (ảnh minh họa)

Trong danh sách hàng chục người có số lần khám bệnh nhiều được bệnh viện tập hợp, có đến 80% số bệnh nhân thuộc đối tượng được cấp thẻ miễn phí và diện BHYT chi trả 100%. Trong danh sách này, người khám nhiều nhất là 22 lần/tháng với 26 lượt khám ở các khoa/tháng; người ít nhất cũng trên 10 lần ở 12-15 khoa/tháng. Điều đáng nói, nhiều trường hợp qua kết quả khám, xét nghiệm… đều không phát hiện bệnh, nhưng họ một mực khẳng định bản thân có bệnh, đòi bác sĩ cấp thuốc.

Một bác sĩ Khoa Tim mạch tâm sự, mới đây bệnh nhân tên T.X. (65 tuổi, phường Thống Nhất) khai bị đau thắt ngực, khó thở, tim đập không đều nhưng khám không thấy dấu hiệu bất thường. Để có cơ sở kết luận triệu chứng bệnh, bác sĩ cho bệnh nhân đi siêu âm tim, đo điện tâm đồ, người này đều từ chối nhưng lại yêu cầu được cấp thuốc điều chỉnh nhịp tim, thuốc trợ tim và thuốc chống đông máu vốn là những loại thuốc đắt tiền. Bác sĩ này cho biết: “Theo kinh nghiệm, nếu người có bệnh thực sự họ sẽ tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Còn người vì mục đích chỉ khai bệnh lấy thuốc sẽ không muốn kiểm tra cận lâm sàng vì tốn tiền. Những trường hợp đó, tôi nhất định không cấp thuốc dù bệnh nhân làm ra vẻ đau đớn. Không được cấp thuốc, có người hậm hực bước ra không quên thách thức: “Tôi có mệnh hệ gì, bác sĩ hoàn toàn chịu trách nhiệm!”.

Phương Liễu

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        150,228       1,276