Thời cuộc

Kinh doanh thời trang cũng cần tầm sư học đạo

Mở cửa hàng thời trang chỉ dựa vào năng khiếu thẩm mỹ hay khả năng tính toán tài chính khiến không ít người 'đứt gánh' giữa đường.

Khi thị trường trong nước ngày càng phát triển theo chiều sâu cũng là lúc ngành thời trang trở nên “ương ngạnh” hơn và sẵn sàng đào thải bất cứ ai thiếu tính chuyên nghiệp. Cách nghĩ về kinh doanh thời trang đơn thuần là việc mở shop vì có năng khiếu thẩm mỹ hay khả năng tính toán tài chính tốt sẽ khiến nhiều bạn trẻ khó có sự gắn bó đủ lâu dài để phát triển công việc yêu thích của mình trở thành một sự nghiệp thật sự.

Đồng ý với quan điểm này, nhà thiết kế Thiệu Vy, chủ nhân của những thiết kế xuất hiện trong các sự kiện lớn trong nước như Festival Biển, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu thế giới người Việt chia sẻ, để trở thành một nhà kinh doanh thời trang thành công không đơn thuần chỉ đòi hỏi tài năng thiết kế mà còn cần phải học hỏi thêm nhiều yếu tố khác về marketing, quản trị thương hiệu và quản lý mô hình sản xuất.

Gõ caption vào đây

Nhiều bạn trẻ đam mê thời trang và thiết kế đã sớm “đứt gánh” khi mở shop vì thiếu nền tảng kiến thức về kinh doanh thời trang.

Hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Australia, Singapore… đều có những ngành học riêng biệt liên quan đến kinh doanh thời trang. Tại Việt Nam, những trường đại học đào tạo lĩnh vực này không nhiều. Ngành kinh doanh thời trang kết hợp giữa ba yếu tố “thiết kế”, “sản xuất” và “kinh doanh” là một khái niệm mới mẻ với nhiều bạn trẻ Việt Nam.

Sinh viên học ngành này sẽ trở thành người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nên thành công của một nhãn hiệu thời trang. Họ cũng sẽ là người thúc đẩy, điều chỉnh và kết nối những xu hướng thời trang thế giới với thị trường trong nước, đồng thời giới thiệu và quảng bá những nhãn hiệu thời trang trong nước ra thị trường quốc tế. Sinh viên còn được học cách tạo dựng thương hiệu, thiết lập những kế hoạch chiến lược và đàm phán hợp đồng.

Với những đặc điểm trên, sự chuyên nghiệp trong kinh doanh thời trang là kết quả của tầm nhìn lâu dài từ quá trình đào tạo. Sinh viên nào muốn phát triển kinh doanh thời trang như một sự nghiệp đều cần nắm bắt và hiểu được những kỹ năng, kiến thức đặc thù của ngành.

Gõ caption vào đây

Một giờ học của sinh viên ngành Kinh doanh thời trang và dệt may của trường RMIT Việt Nam.

Trước thực tế thị trường thời trang Việt Nam ngày càng phát triển, việc có một chương trình đào tạo kinh doanh chuyên về lĩnh vực thời trang là cần thiết. Đại học RMIT đã đưa chương trình học về Việt Nam từ năm 2013 với mục tiêu đào tạo những nhà kinh doanh thời trang chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh ở những môi trường khắc nghiệt trên thế giới.

Ngành học này đã chứng minh kết quả lạc quan ở Australia khi nhiều cử nhân kinh doanh thời trang và dệt may tại RMIT Melbourne được nhận vào những vị trí chủ chốt của các công ty thời trang có tiếng sau khi tốt nghiệp. Tại Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, từng làm việc ở các kinh đô thời trang thế giới như Anh, Hong Kong, Singapore. Lứa sinh viên đầu tiên của ngành đã tạo ấn tượng mạnh với các đồ án, sản phẩm thiết kế mang tính thực tiễn cao. Đó là thành quả việc thường xuyên được tiếp xúc, học hỏi từ những nhà kinh doanh thời trang tên tuổi cũng như được làm quen với môi trường và sức ép công việc qua những bài tập thực tế và chuyến tham quan các công ty thời trang, dệt may lớn.

Gõ caption vào đây

Một giờ học thực hành trưng bày sản phẩm thời trang của sinh viên RMIT Việt Nam.

Bạn Nguyễn Trung Thế Phiệt, đang theo học ngành này tại RMIT Việt Nam chia sẻ, “Khoá học này không chỉ về thiết kế thời trang mà còn về tất cả các khía cạnh kinh doanh của ngành công nghiệp thời trang. Giảng viên RMIT Việt Nam nhiều kinh nghiệm, các chuyến đi thực tế đến những doanh nghiệp, cửa hàng thời trang và bài tập thực hành thực tiễn cho tôi cơ hội được trải nghiệm học tập, hiểu rõ về chuyên ngành này".

Việc có một chương trình đào tạo kinh doanh thời trang ở Việt Nam sẽ tạo cơ hội lớn cho các bạn trẻ đạt được sự chuyên nghiệp của ngành thời trang thế giới ngay tại nước nhà. Vừa có thể tiếp cận những kiến thức chuyên môn cập nhật từ quốc tế, vừa được “sống” cùng thị trường thời trang trong nước, họ sẽ không gặp nhiều bỡ ngỡ khi chọn lĩnh vực kinh doanh thời trang vốn “đỏng đảnh” để gây dựng sự nghiệp cho mình.

Để tạo điều kiện cho phụ huynh và sinh viên tương lai tìm hiểu về các ngành học với sự tư vấn của các giảng viên và định hướng nghề nghiệp, Đại học RMIT Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện “Con đường đến RMIT và tương lai của tôi” từ 8h30 đến 11h45 chủ nhật, ngày 14/9 tại TP HCM.  Đăng ký tham dự tại đây hoặc gọi số (84-8) 3776 1369.

(Nguồn: Đại học RMIT Việt Nam)

NgoiSao.net

Kinh doanh thời trang cũng cần tầm sư học đạo - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,163,395       1,918