Công nghệ - Sản phẩm

(Trực tiếp) Tọa đàm - Tương lai cho loa thương hiệu Việt

(PCWorldVN) Với nhiều thương hiệu sản phẩm điện tử và tin học Việt Nam, chặng đường khởi nghiệp luôn gặp phải nhiều chông gai, thách thức. Riêng với Soundmax, tên tuổi khá quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, đó là cả sự nỗ lực và quyết tâm.

Tham gia Talkshow – Tương lai cho loa thương hiệu Việt do Tạp chí Thế Giới Vi Tính – PC World Vietnam tổ chức ngày hôm nay, có ông Triệu Văn Phát – Tổng Giám đốc công ty TNHH đầu tư công nghệ âm thanh Triệu Gia; ông Vũ Ngọc Lộc – Phó phòng R&D, công ty Triệu Gia và phóng viên chuyên trách mảng thiết bị âm thanh tại Tạp chí Thế Giới Vi Tính, anh Phạm Quỳnh Lâm, và MC - nhà báo Văn Thị Bích Ty.

Toàn cảnh Talk show.

Chào ông Phát, lời đầu tiên, cảm ơn ông đã dành thời gian đến tham gia buổi Talkshow. Được biết, Triệu Gia là doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm loa vi tính dành riêng cho khách hàng Việt Nam. Ở cương vị nhà sáng lập, ông có thể chia sẻ sơ lược với bạn đọc tạp chí PC World Vietnam về con đường “khởi nghiệp” của thương hiệu loa Soundmax?

Ông Triệu Văn Phát: Tháng 3/2000, tôi gặp anh Sơn – khi đó là Giám đốc công ty điện tử Huế , còn tôi khi đó phụ trách cửa hàng, và thương hiệu Soundmax đã ra đời từ cuộc nói chuyện của anh em trong nghề. 

Còn Triệu Gia, công ty thành lập năm 1998. Ở thời điểm đó, máy tính thì là đời 486, 586; còn loa thì là loa 2 cục, như mẫu SD 525.

Với Soundmax, chúng tôi ban đầu qua Trung Quốc, xem thị trường, vì bởi phần lớn hàng nhập từ đó về, tất cả đều nhập từ Trung Quốc. Sau khi tham khảo xong, người ta xây dựng thương hiệu mà không cần xây dựng một cái xưởng. Có thể khẳng định rằng, các hãng lớn chỉ giữ nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển (R&D), chỉ thiết kế, nhưng tuyệt đối không chế linh kiện đầu vào.

Ở thời điểm đó, khôg có thương hiệu sản phẩm điện tử - tin học mang thương hiệu Việt nào, 100% đều là sản phẩm của nước ngoài.

Vậy là Soundmax đã đi 1 chặng đường khá dài, gần 20 năm. Vậy đâu là khó khăn lớn nhất của thương hiệu Soundmax ở thời điểm mới thành lập, thưa ông?

Khó khăn khi đó là bao la. Chính sách của công ty, trước khi Soundmax ra đời, đó là chúng tôi tự học. Ban đầu, công ty chúng tôi kinh doanh nhiều mặt hàng, đơn cử như công ty chúng tôi là đơn vị đưa sản phẩm loa Nassin về Việt Nam.

Khi đó, thú thật, chúng tôi ban đầu cũng dám nghĩ đến chuyện làm thương hiệu.

Vậy áp lực, sức ép cạnh tranh từ sản phẩm nhập ngoại là khá lớn?

Ở thị trường loa, phân khúc sản phẩm dành cho thành thị thì càng đẹp càng long lanh thì sẽ bán tốt. Nhưng đối với sản phẩm dành cho thị trường tỉnh, theo tôi, sản phẩm càng cần có màu sắc vui nhộn, càng hút hàng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, có vài mẫu sản phẩm Soundmax ấn tượng ngay từ đầu ra mắt, cho đến tận hôm nay, đơn cử là dòng A4000-A5000 với 18 năm tuổi. Với các sản phẩm này, mẫu mã chẳng hề có chút lỗi thời.

Sản phẩm ngoại có ưu thế của họ, và Soundmax có ưu thế riêng, có nhóm khách hàng tiềm năng riêng.

Soundmax kiểm tra chất lượng sản phẩm như thế nào?

Ở đây có 2 vấn đề, chất lượng âm thanh và chất lượng sản phẩm.

Tôi khẳng định rằng, bộ phận R&D tại Soundmax có đầy đủ thiết bị để kiểm soát chất lượng sản phẩm, từ từng con IC trong bảng mạch.

Thời điểm ban đầu, Soundmax áp dụng tiêu chuẩn 20% độ méo âm thanh khi khai thác hết công suất. Chất lượng âm thanh trải qua nhiều người đánh giá và cuối cùng chính tôi là người quyết định. Âm thanh có muôn hình vạn trạng, trước tiên âm thanh phải chính xác.
 

Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng để Soundmax hấp dẫn khách hàng, mẫu mã, chất âm và giá?

Tất cả đều quan trọng, chúng ta phải giải quyết được tâm lý sinh hàng ngoại của người Việt. Đối với nhiều người, hàng công nghệ cao trong tâm lý người Việt không thể sánh với hàng ngoại. Mẫu mã, âm thanh, phân khúc, quan trọng nhất là giá, giá phải rất việt Nam. Tôi tự hào nói rằng, Soundmax là trùm về giá, mọi phân khúc không có đối thủ.

Dẫu thế, các bạn cần nhớ rằng, sản phẩm không thể sản xuất ở Việt Nam, thương hiệu gắn "Made in Việt Nam" là chết chắc. TCL là ví dụ điển hình khi vào thị trường rất được đón nhận, nhưng kể từ khi sản xuất tại Việt Nam thì thương hiệu này lại bắt đầu đi xuống.

Ông có thể chia sẻ thêm về chất lượng loa?

Hệ thông âm thanh gì cũng có thể nghe được, thậm chí đó là loa trung tính, sản phẩm tốt nhưng không hay. Phân khúc thị trường của Soundmax bắt đầu dành cho giới bình dân theo thời gian, tôi nhận thấy nếu cứ mãi như vậy thì không thể thay đổi. Lẽ đó, chúng tôi nhờ Test Lab tại tạp chí Thế giới Vi Tính tư vấn cho Soundmax nên đi theo hướng nào?

Chiến lược đa thương hiệu rất khó khăn. Soundmax phải chuyển mình sang dòng sản phẩm loa sân khấu, loa trường học cho đến dòng sản phẩm loa 2.1, 2.0 dành cho nghe nhạc cổ điển…

Soundmax có hướng gì mới nữa không trong tương lai?

Người dùng đòi hỏi nhiều tính năng mới. Soundmax sẽ đi theo xu hướng thế giới, CNTT và điện máy đang dần xích lại gần nhau. Soundmax đang nghiên cứu dòng sản phẩm sử dụng công nghệ Wi-Fi. Hệ thống loa này sử dụng chiếc điện thoại làm trung gian và những trang web trực tuyến.

Khi Soundmax đi theo xu hướng phát triển thị trường, hãng luôn phải cập nhật công nghệ thế giới. Công nghệ thay đổi rất nhanh khiến SM rất khó lựa chọn công nghệ ứng dụng vào sản phẩm loa. Soundmax sở hữu hệ thống nghiêm cứu nhu cầu khách hàng. Hiện tại smartphone đang phổ biến nên dòng loa di động rất phổ biến và đó là một hướng phát triển của Soundmax.

Ngày xưa, Soundmax là "trùm" 5.1 để coi phim, sau đó chúng tôi từ bỏ. Thời điểm đó, chúng tôi chưa nghiên cứu được cổng optical, mà khi đó Soundmax lại sử dụng cổng mono. Nhưng đầu đọc CD thay đổi sử dụng 1 cổng duy nhất và Soundmax phải nghiên cứu, nay thì sản phẩm mới đã hoàn tất với dòng loa optical ở mức giá trên 2 triệu đồng, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay 2016, cùng với đó là những sản phẩm giá rẻ dưới 2 triệu đồng.

Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khởi nghiệp?

Tôi thích những người đó, tôi thích bạn ấy. Ngày xưa, tôi khởi nghiệp với 7,7 triệu. Lời khuyên của tôi là hãy chơi, hãy làm đi. Nếu không làm, thì các bạn sẽ không bao giờ làm được. Tiền mất, nhưng các bạn sẽ có uy tín, kinh nghiệm. 

Nhiều startup quá, nhiều mảng quá, liệu thị trường ngách có đủ nuôi sống họ?

Đó là câu chuyện phân khúc, có rất nhiều chỗ để kiếm tiền. Phải biết chọn chỗ bão hòa. Doanh nghiệp trẻ, phải tự thay đổi, đặc biệt khi họ đạt đến điểm bão hòa. Bởi đạt đến điểm/chỗ bão hòa, thì ở góc độ nào đó, họ đã thành công.

Một số hình ảnh tại Tọa đàm:

PCWorld

khởi nghiệp, khởi nghiệp công nghệ, loa vi tính, soundmax


      © 2021 FAP
        3,168,898       339