Sức khỏe

Dược liệu chăm sóc sức khỏe tại nhà

PNO - Buổi sáng bạn thức dậy với cổ họng đau rát, hoặc món salad hải sản tối qua khiến bạn khó tiêu hoặc do tập thể thao quá mức và về nhà

Buồn nôn

Ngâm vài lát gừng tươi vào nước nóng, sau đó để cốc nước gừng trong tủ đông. Tiếp theo, đập nhỏ cục nước đá trà gừng và mút từng mảnh đá vụn để dạ dày ổn định. Gừng có đặc tính chống buồn nôn hiệu quả, đặc biệt trong khi mang thai hoặc sau khi phẫu thuật.

Ảnh minh họa: internet

Nấc cục

Ngậm 1 hoặc 2 muỗng cà-phê đường cát. Các hạt khô nhỏ li ti của đường sẽ điều chỉnh các dây thần kinh bị kích thích gây ra sự co thắt của cơ hoành.

Đau họng

Súc miệng hai lần với 6 tép tỏi ép ngâm trong nước ấm, uống liên tục trong 3 ngày. Nghiên cứu cho thấy nước tỏi ép tươi có tính kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn gây đau và nước ấm giúp làm dịu mô bị viêm.

Ho

Để trị cơn ho, bạn nên ăn một hoặc 2 miếng socola. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các hợp chất theobromie có trong socola hiệu quả trong việc hạn chế và cắt dứt cơn ho mà không gây tác dụng phụ như buồn ngủ và táo bón.

Bạn cũng có thể kiềm chế các cơn ho khiến bạn thức giấc nửa đêm bằng cách hòa 2 muỗng cà-phê mật ong (không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi) và 500mg Ester. Uống trước khi ngủ 30 phút. Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, còn mật ong có tác dụng tốt hơn so với thuốc giảm ho.

Chứng đầy hơi

Ngậm 2 viên kẹo bạc hà 3 lần mỗi ngày. Bạc hà làm giãn cơ đường tiêu hóa và co thắt nhẹ nhàng.

Mùi hôi chân

Ngâm chân mỗi buổi tối vào hỗn hợp: 1 phần giấm và 2 phần nước để loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi. Hoặc ngâm chân hằng ngày 30 phút trong nước trà đen đậm đặc. Chất tannin có trong trà sẽ diệt vi khuẩn và giữ chân khô ráo lâu hơn.

Hơi thở có mùi

Súc miệng với một tách nhỏ nước cốt chanh để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi. Sau đó, ăn một ít sữa chua không đường. Sữa chua có chứa vi khuẩn probiotic có lợi cho răng miệng. Kết hợp chanh và sữa chua có thể ngăn ngừa mùi hôi từ 12 đến 24 giờ.

Môi nứt nẻ

Thoa dầu ô-liu lên môi hai hoặc ba lần mỗi ngày để làm mềm, mịn làn môi. Khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giữ ẩm của dầu ô-liu giúp làn môi mềm mại hơn. Ngoài ra, thoa dầu ô-liu lên da sau khi tắm nắng có thể ngăn ngừa ung thư da.

Trị bỏng

Nếu bạn bị phỏng thì nên đắp ngay một miếng nha đam vào vết thương. Chất gel và khả năng chống viêm của nha đam sẽ tạo ra lớp da thứ hai bảo vệ vết thương.

Đơ cứng cổ

Đơ cứng cổ là do sự lưu thông chậm của dòng bạch huyết đến các cơ. Áp dụng sự tương phản thủy liệu pháp để chữa trị. Đầu tiên, bạn mở nước ấm- nóng trực tiếp vào cổ khoảng 20 phút để tăng lưu lượng máu, sao đó chuyển sang nước lạnh trong 10 giây để giảm lưu lượng máu. Thực hiện liên tục 3 lần, và luôn kết thúc bằng nước lạnh. Cơ thể sẽ giúp máu lưu thông trở lại da, mạch máu giãn nở và cổ sẽ hết đơ cứng.

Mất ngủ

Trước khi ngủ, ăn một ít trái anh đào (cherry). Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, chất melatonin có trong anh đào tương tự như hóc-môn giúp cơ thể điều chỉnh giấc ngủ. Sau đó, ngâm mình trong bồn tắm để thả lỏng cơ và tâm trí. Cuối cùng, thư giãn bằng hương tinh dầu hoa oải hương giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Nguyễn Hiếu (Theo Prevention.com)

www.phunuonline.com.vn

thảo dược, chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược, thuốc từ thảo dược


      © 2021 FAP
        195,250       373