Mẹ & bé

Con sốt co giật, mẹ nhét khăn vào miệng nhưng không ngờ đã khiến con suýt thiệt mạng

Sợ con tự cắn lưỡi của mình nên người mẹ đã lấy khăn nhét vào miệng của con và không hề biết rằng đây là một hành động sai lầm, gây nguy hiểm cho trẻ.

Khoảng 3 giờ 40 phút chiều ngày 28/1 vừa qua, tại quận Trương Điếm, thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, các y tá ở bệnh viện Nhân dân thứ 6 tỉnh Truy Bác đã nhận được cuộc điện thoại khẩn cấp yêu cầu cấp cứu một bé gái 6 tuổi. Được biết, đứa bé này bị co giật tại nhà.

Con sốt co giật, mẹ nhét khăn vào miệng nhưng không ngờ đã khiến con suýt thiệt mạng - Ảnh 1.

Bé gái 6 tuổi trên xe cấp cứu đến bệnh viện. (Ảnh: sina)

Khi nhân viên cấp cứu đến nhà, bé gái (giấu tên) đã rơi vào tình trạng nghẹt thở, gương mặt bầm tím, miệng bị nhét khăn vào. Lập tức, các nhân viên y tế đã lấy khăn ra khỏi miệng bé gái, nhét dụng cụ chuyên dụng vào miệng bé. Sau đó, họ đã nới lỏng quần áo của bé gái để giúp nhiệt được thoát ra.

Mẹ của đứa bé đã rất hoảng sợ. Cô cho rằng con chỉ bị cảm sốt bình thường nhưng không ngờ con lại bị co giật. Sợ con tự cắn lưỡi của mình nên người mẹ đã lấy khăn nhét vào miệng của con và không hề biết rằng đây là một hành động sai lầm, gây nguy hiểm cho trẻ. Lý do là bởi việc làm này khiến trẻ bị nghẹt thở, có thể dẫn đến tử vong.

Con sốt co giật, mẹ nhét khăn vào miệng nhưng không ngờ đã khiến con suýt thiệt mạng - Ảnh 2.

Sợ con tự cắn lưỡi của mình nên người mẹ đã lấy khăn nhét vào miệng của con và không hề biết rằng đây là một hành động sai lầm. (Ảnh: sina)

Trường hợp của bé gái 6 tuổi này, nếu đội ngũ y tế không đến kịp thời, đứa bé có thể đã thiệt mạng vì nghẹt thở.

Con sốt co giật, mẹ nhét khăn vào miệng nhưng không ngờ đã khiến con suýt thiệt mạng - Ảnh 3.

Hai mẹ con trên xe cấp cứu. (Ảnh: sina)

Các bác sĩ nhi khoa cho biết, sốt co giật ở trẻ em là một tình trạng khẩn cấp phổ biến và khi trẻ bị co giật, bố mẹ cần phải biết cách giải quyết một cách khoa học để tránh là hại đến trẻ. Do đó, khi con bị co giật, bố mẹ cần phải:

- Giữ bình tĩnh, đặt trẻ nằm trên mặt phẳng, đầu hơi cao và nghiêng về một bên để dịch, nước bọt chảy ra ngoài.

- Nếu trẻ có thức ăn trong miệng, cần lấy ra. Nếu trẻ ngậm ti giả cũng phải lấy ra.

- Nới lỏng quần áo để thoát nhiệt và để trẻ dễ thở.

- Giữ phòng thoáng mát, tránh tụ tập quá đông.

- Không nhét bất kì đồ vật gì vào miệng trẻ.

- Không vắt chanh vào miệng trẻ.

- Không giữ tay chân trẻ mà nên để tự do, nếu giữ có thể sẽ khiến trẻ bị gãy xương, trật khớp.

- Theo dõi biểu hiện cơn động kinh. Nếu dưới 5 phút, sau khi hết động kinh nên đưa con đến bệnh viện ngay. Nếu trên 5 phút và không dừng lại, lập tức gọi cấp cứu để nhân viên y tế hướng dẫn xử trí.

(Nguồn: sina)

aFamily

sốt co giật, co giật, chăm con bị sốt


      © 2021 FAP
        1,309,661       1,144