Vụ việc đáng thương tiếc của bé trai 7 tuổi chết cóng vì nhiễm lạnh vừa xảy ra mới đây đã khiến nhiều phụ huynh cảnh giác hơn khi chăm sóc trẻ trong ngày trời lạnh.
Mùa đông với thời tiết khắc nghiệt được xem là mùa của những mầm bệnh, đặc biệt trong thời điểm biến đổi thất thường đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi những con số bệnh nhi nhập viện do viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, tay chân miệng… tăng cao tại các bệnh viện sau mỗi đợt rét càng cho thấy đây là mùa mà bố mẹ không thể lơ là trong việc chăm sóc con.
Hakeem Hussain, 7 tuổi được cảnh sát phát hiện đã qua đời bên ngoài ngôi nhà ở Nechells, Birmingham, West Midlands, Anh.
Mới đây, một vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Anh đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bố mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho con trong những ngày trời lạnh. Vụ việc xảy ra vào ngày 26/11 vừa qua khi cậu bé Hakeem Hussain, 7 tuổi được cảnh sát phát hiện đã qua đời bên ngoài ngôi nhà ở Nechells, Birmingham, West Midlands, Anh. Cảnh sát tin rằng cậu bé đã phải chịu đựng cái lạnh khi nhiệt độ hạ xuống đến mức đóng băng. Mẹ của cậu bé đã bị triệu tập điều tra vì bị tình nghi gián tiếp khiến con trai chết cứng trong đêm lạnh.
Nhiệt độ môi trường bao nhiêu bé có thể bị nhiễm lạnh?
Khi chăm sóc trẻ, đa phần các mẹ chỉ lo con bị sốt, thân nhiệt tăng cao bất thường mà không biết rằng, nhiệt độ cơ thể trẻ hạ thấp cũng rất nguy hiểm. Thậm chí, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ bị hạ thân nhiệt có thể tử vong.
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho bé nằm chơi khoảng từ 29-32 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá 33 độ C thì bé sẽ thấy nóng. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 25 độ C thì bé sẽ thấy lạnh. Thực tế, nếu bé không được mặc gì thì ngay cả nhiệt độ 28-29 độ cũng có thể nhiễm lạnh. Nguy cơ nhiễm lạnh cao hơn khi nhiệt độ môi trường ngày càng giảm đi.
Khi bị nhiễm lạnh, nếu bố mẹ không nhận ra sớm để can thiệp, bé có thể rối loạn nhịp tim, nhịp thở, rối loạn chức năng thần kinh trung ương, hôn mê và chấm dứt sự sống.
Bí quyết chăm sóc trẻ trong những ngày lạnh
1. Cách mặc giữ ấm
Với trẻ sơ sinh, do khả năng điều hòa thân nhiệt của các bé còn kém nên bé không thể tự tăng nhiệt độ để giữ ấm cho bản thân.... Trong khi những trẻ lớn rất hiếu động, chỉ cần nô nghịch một chút sẽ ra nhiều mồ hôi kể cả trong thời tiết lạnh nên khả năng cảm, sốt, ho, viêm phổi là rất cao.
Tuy nhiên, việc mặc đồ mùa đông quá ấm lại có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, bí quyết chính là mặc quần áo cho bé theo các lớp như hướng dẫn dưới đây:
Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
Những vật bất ly thân mà các mẹ đừng quên để bảo vệ bé trong ngày giá rét như: mũ, găng tay, tất, khăn, áo khoác, giày. Dù có thể cho trẻ đi dạo trong những ngày lạnh nhưng các mẹ vẫn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng để con không bị ốm mà vẫn được tiếp xúc với thiên nhiên nhé.
2. Vệ sinh thân thể
- Cha mẹ cần hướng dẫn bé cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên duy trì thói quen rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để tránh lây nhiễm virus cho bé.
- Nhỏ nước muối sinh lý: Thời tiết thay đổi dễ khiến mũi của trẻ bị khô, ngạt hoặc chảy mũi nước. Nước muối sinh lý 0,09% chính là phương thuốc hữu hiệu lúc này. Chỉ cần vài giọt nước muối ấm sẽ giúp con dễ thở hơn, làm sạch chất nhầy, ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống cổ họng gây viêm họng và ho. Lưu ý là mẹ cần ngâm ấm lọ nước muối trước khi sử dụng cho con.
Trong những ngày trời lạnh, trẻ dễ bị mắc phải nhiều bệnh về đường hô hấp (Ảnh minh họa).
- Tắm cho trẻ trong ngày lạnh: Khi thời tiết quá lạnh, không nhất thiết phải tắm hàng ngày cho trẻ, chỉ cần tắm 2 - 3 lần một tuần, nhưng hàng ngày phải chú ý vệ sinh cho trẻ. Trước khi tắm cho bé, mẹ nên bế con chừng 5-10 phút để hơi ấm của mẹ được truyền sang cho con. Không nên tắm cho con lúc bé vừa thức dậy, bởi khi không tỉnh táo, nhiệt độ cơ thể bé sẽ xuống thấp và việc cởi quần áo lúc này sẽ khiến con bị lạnh.
3. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Nên bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua. Tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin, thực phẩm chứa kẽm và selen – 2 vi chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như: thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc.
- Cho bé bú mẹ: Trong sữa mẹ có chất kháng khuẩn, giúp tăng sức đề kháng và phòng chống nhiễm bệnh cho bé một cách hiệu quả. Vì vậy, nếu có thể, mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Ngoài ra, việc ôm con trong lòng cũng là cách mẹ giúp con giữ ấm nhờ thân nhiệt của mẹ được truyền sang.
- Tắm nắng cho bé: Theo các nghiên cứu, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời không chỉ giúp xương phát triển mạnh khỏe mà còn giúp bé duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vào mùa lạnh, những ngày có nắng thường rất hiếm hoi, nên mẹ nhớ tranh thủ nhé!
Nguồn: Tổng hợp
trời lạnh, chăm sóc trẻ ngày lạnh, nhiễm lạnh