Mong mỏi từng ngày để con cất tiếng nói đầu đời, nhưng một khi đã biết nói, trẻ sẽ nói không ngừng. 15 sự thật dưới đây bố mẹ nên biết để chuẩn bị tâm lý về những "cái máy nói" tí hon.
1. Hàng tá những câu chuyện kì quặc
Bạn có từng thắc mắc những đứa trẻ đang suy nghĩ gì? Có rất nhiều điều thú vị mà ngay cả bố mẹ thậm chí cũng không tưởng tượng ra nổi. Lắng nghe câu chuyện của con mỗi ngày, bạn sẽ thấy điều ấy. Hãy làm quen dần với những câu hỏi ngây ngô như là “Tại sao bố không sinh em bé hả mẹ?”.
2. Bố mẹ phải lý giải 1 vạn câu hỏi vì sao
Tại sao bầu trời màu xanh? Máy bay bay lên bầu trời như thế nào? Sao nước lại nóng? Não có màu gì ạ? Tất cả những câu hỏi như thế sẽ được những đứa trẻ mới biết nói đặt ra không ngừng. Mỗi ngày là hàng triệu câu hỏi tại sao. Và bố mẹ hãy chuẩn bị tinh thần rằng có những câu hỏi chính mình cũng không thể trả lời.
Mỗi ngày là hàng trăm câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao" (Ảnh minh họa).
3. Đôi lúc phải ngăn con ngừng nói
Bố mẹ thường hay ra tín hiệu “suỵt” để con ngừng nói khi có những câu chuyện không đúng nơi đúng chỗ. Nhưng nhiều khi bố mẹ cũng chẳng nỡ làm vậy vì nghĩ rằng đến lúc các con trưởng thành và rời xa vòng tay mình thì sẽ chẳng mấy khi được nghe câu chuyện đáng yêu như ngày con còn bé.
4. Thiết lập khung giờ không trò chuyện
Trong khi lái xe, khi nấu bữa tối mà con của bạn vẫn tiếp tục huyên thuyên những câu chuyện về siêu anh hùng, búp bê… thường gây ra cảm giác phiền toái, phân tán cho bố mẹ.
Nhiều người sẽ buộc con im lặng và không được phép trò chuyện trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, rất có thể kết quả nhận lại là một nghìn câu hỏi khác bắt đầu bằng từ “Tại sao”.
Buộc con im lặng trong những khoảng thời gian nhất định (Ảnh minh họa).
5. Con sẽ nhắc đi nhắc lại một câu hỏi
Trẻ con thường nhắc mãi một câu hỏi cho tới khi nhận được câu trả lời. Một câu hỏi “Tại sao khủng long lại tiệt chủng hả mẹ?” được hỏi đến 15 lần. Mặc dù bạn có kiên nhẫn giải thích nhưng nếu bé thấy chưa thỏa mãn, câu hỏi vẫn tiếp tục được nhắc lại.
6. Cảm thấy "cạn lời" và muốn trốn tránh
Dù có kiên nhẫn đến nhường nào, sẽ có một lúc bạn muốn trốn chạy khỏi hàng ngàn câu hỏi của con mỗi ngày. Mọi lúc mọi nơi, ánh mắt chờ đợi của con vẫn hướng về phía bạn đề tìm kiếm một lời giải đáp. Chắc chắn cảm giác kiệt sức là không thể tránh khỏi.
7. Gọi điện thoại cũng không yên
Bạn gọi điện để đặt lịch hẹn khám bác sĩ, hẹn hò bạn bè đi chơi. Trong những lúc như thế cũng đừng mong đợi đứa con ồn ào của mình sẽ để yên nhé. Những câu chuyện, câu hỏi tiếp tục được đặt ra. Và nếu bạn không trả lời, hãy chờ đấy vì thằng bé sẵn sàng hét lớn, rất lớn để thu hút bằng được sự chú ý của bạn.
8. Không gì ngăn cản con tiếp tục nói
Tán gẫu ngay cả khi đánh răng và thậm chí kem đánh răng trào cả ra khỏi miệng cũng không thể ngăn cản con tiếp tục câu chuyện.
9. Vừa ăn vừa nói
Trẻ biết nói không ngừng nói khi trong miệng ngậm đầy đồ ăn, thức ăn bắt đầu vương vãi ra bàn. Trường hợp này bố mẹ cần nghiêm túc nhắc nhở và điều chỉnh tác phong ăn uống cho con sao đúng mực.
Ngay cả giờ ăn bé vẫn tiếp tục câu chuyện mặc cho đồ ăn vương vãi khắp bàn (Ảnh minh họa).
10. Nói cả khi ngủ
Mẹ có lẽ mong chờ nhất vào thòi gian con ngủ bởi suy nghĩ lúc ấy gia đình trở lại yên ắng, bình lặng. Nhưng không, rất nhiều bé thậm chí vẫn nói nhảm trong giấc mơ. Các mẹ cũng phải thắc mắc rằng: nói cả ngày cả đêm như vậy con không thấy mỏi hàm sao?
11. Tám chuyện với anh chị em trong nhà
Câu chuyện của những đứa bé, không đầu cũng chẳng cuối mà cứ liên tục không ngừng. Điều này có nghĩa giờ đây bạn không chỉ cần giải đáp các câu hỏi cho một đứa trẻ mà là hai, hoặc ba trong cùng một lúc. Những câu chuyện râm ran cả ngày và cực kì thử thách lỗ tai của bạn.
12. Bám đuôi để nói với mẹ ngay cả khi mẹ đi toilet
Còn cả tháng nữa mơi đến sinh nhật nhưng cậu nhóc sẽ háo hức lầm bẩm cả ngày về những món quà, đồ ăn… Con lẽo đẽo theo bạn dù bất cừ nơi đâu, ngay cả là nhà vệ sinh. Những lúc như thế, chắc hẳn ước muốn của bạn là một phút riêng tư cho bản thân.
Nhất định lẽo đẽo theo mẹ dù mẹ đi bất kì đâu.
13. Những câu chuyện rất nhàm chán
Dù có yêu thương, kiên nhẫn và cố gắng lắng nghe con đến mấy thì những câu chuyện không đầu chẳng cuối của con thật sự nhàm chán. Nhiều mẹ thậm chí rất “choáng” khi con mang bộ sư tập thẻ Pokemon đồ sộ của mình ra và giải thích từng chiếc thẻ một, bằng một cách cực kì cụ thể và chi tiết.
14. Nếu không nói chuyện, con sẽ chuyển sang làm ồn
Chẳng hạn có lúc nào đó con không biết phải nói gì thì cũng đừng hi vọng con sẽ chịu im lặng. Thay vào đó, chúng sẽ nghịch ngợm, gây ồn ào cho đến khi một câu chuyện mới xuất hiện trong đầu. Hãy xác định rằng những đứa trẻ chẳng bao giờ yên tĩnh cả.
15. Nhưng bố mẹ thường không nỡ buộc con ngừng nói
Bởi vì đến một ngày con trưởng thành, sẽ không còn nhiều câu chuyện nhảm nhí, huyên thuyên như thế nữa. Vậy là dù đôi tai ù lên và đầu quay quay bởi quá nhiều câu hỏi mỗi ngày nhưng bố mẹ vẫn cười hạnh phúc trước những khoảnh khắc vô cùng đáng yêu của con.
Nguồn: mums
biết nói, trẻ tập nói, trẻ từ 1-3 tuổi, tâm lý trẻ con