Mẹ & bé

Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ mà nhiều cha mẹ không biết

Nếu bố mẹ vẫn vô tư để con làm những việc dưới đây, rất có thể sự phát triển chiều cao của con đang bị hạn chế đáng kể.

Việc trẻ có thể cao lớn hay không có quan hệ mật thiết với mức độ phát triển của xương khớp. Chúng ta đều hy vọng các con sau này sẽ cao lớn, có đôi chân dài, chắc khỏe nên chỉ cần biết được phương pháp phát triển chiều cao nào là sẽ áp dụng thử ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu cứ chạy theo những phương pháp đó một cách mù quáng thì việc tăng trưởng, dậy thì của trẻ sẽ gặp nhiều ảnh hưởng, có khi còn phản tác dụng.

Ba bí mật về chiều cao của bé

    1. Yếu tố di truyền
    Giới khoa học đã dựa trên kiến thức về di truyền và tổng kết thành công thức ước đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành nhờ vào chiều cao của bố mẹ:
    Đối với bé trai, chiều cao khi trưởng thành = [(Chiều cao bố + Chiều cao mẹ + 13)] ÷ 2 (có thể chênh lệch trong khoảng 7.5 cm).

Đối với bé gái, chiều cao khi trưởng thành = [(Chiều cao bố - 13) + Chiều cao mẹ ] ÷2 (có thể chênh lệch trong khoảng 6cm).

Từ đó có thể thấy, dù yếu tố di truyền góp phần quan trọng nhưng bố mẹ vẫn có thể giúp con cải thiện chiều cao bằng nhiều con đường khác.

    2. Ăn càng nhiều càng chóng lớn?
    Bổ sung dinh dưỡng là cách phổ biến nhất để giúp trẻ cao lớn, bồi bổ dưỡng chất một cách hợp lý, cân bằng và đầy đủ còn là cơ sở để trẻ phát triển thể chất. Thế nhưng, cần phải ghi nhớ một điều mà chúng ta vẫn hay lầm tưởng, không phải cứ ăn càng nhiều trẻ sẽ càng chóng lớn.

Khi trẻ đói cũng là lúc tuyến yên ở não sẽ tiết ra kích thích tố giúp xương khớp trẻ phát triển mạnh hơn. Nếu như trẻ luôn trong trạng thái ăn quá no, không có cảm giác đói thì khả năng tiết ra kích thích tố sẽ bị giảm.

Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ mà nhiều cha mẹ không biết - Ảnh 1.

Khi trẻ ngủ, toàn bộ cơ bắp và xương cốt đều ở trạng thái thả lỏng, khớp càng có khả năng phát triển tốt hơn.

    3. Ngủ nhiều có thể cao?
    Giấc ngủ đủ là động lực để phát triển chiều cao vì trong lúc ngủ cơ thể tiết ra lượng hoocmon sinh trưởng vô cùng cao, cao hơn bình thường gấp 3-4 lần. Ngoài ra, khi trẻ ngủ, toàn bộ cơ bắp và xương cốt đều ở trạng thái thả lỏng, khớp càng có khả năng phát triển tốt hơn.

Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ

    Ngồi xếp chân hình chữ W
    Trẻ đã biết đi cần phải tránh tư thế ngồi hình chữ W vì nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc đùi và dáng đi của bé.
Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ mà nhiều cha mẹ không biết - Ảnh 2.

Nhiều trẻ có thói quen ngồi xếp chân chữ W để thư giãn sau khi đi lại (Ảnh minh họa).

Khi bé đã quen với tư thế ngồi xếp chân W trong một thời gian nhất định, hai chân sẽ và vùng lưng sẽ có cảm giác bị căng thẳng, gò bó do không được duỗi ra. Trong trường hợp này, các chuyên gia gợi ý có thể dùng tư thế ngồi kiểu Ấn Độ để uốn nắn lại. Đây là tư thế trẻ ngồi bệt khoanh chân trước mặt, đầu gối hướng ra ngoài, luyện tập mỗi ngày từ vài phút trở lên.

Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ mà nhiều cha mẹ không biết - Ảnh 3.

Trẻ nên có thói quen ngồi kiểu Ấn Độ thay vì ngồi xếp chân W (Ảnh minh họa)

Tự ngồi quá sớm

Rất nhiều bố mẹ nóng vội cho con tập ngồi sớm, trẻ 100 ngày tuổi đã tự ngồi, đầu thì vẫn còn lắc lư, sắp gục xuống bàn chân đến nơi rồi. Trên thực tế, nếu trẻ chưa luyện lẫy, luyện bò nhiều thì gáy, cơ lưng, xương cổ và cột sống đều chưa đủ cứng cáp để đỡ toàn bộ phần đầu nặng.

Nếu để trẻ tự ngồi sớm sẽ rất dễ hình thành nên dáng người lưng gù, vẹo cột sống, 2 vai không cân. Vì vậy, cần phải chờ đến khi cột sống và cơ lưng đủ lực, đủ cứng mới có thể ngồi, đừng vì ngồi sớm vài tháng mà lưng gù cả đời.

    Đi nhón chân
Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ mà nhiều cha mẹ không biết - Ảnh 4.

Đi nhón chân trong thời gian dài khiến phần cổ bị rụt lại và có xu hướng không thẳng (Ảnh minh họa).

Ngoài việc múa ballet, mọi kiểu đi nhón chân khác đều không mang lại cơ thể đẹp do thân người phải hướng về phía trước. Đi nhón chân trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến việc ưỡn ngực và ngẩng đầu. Ngoài ra, khi cổ của bé bị rụt lại cũng khiến cho chiều cao bị giảm khoảng 2-4 cm.

Một cơ thể lười vận động sẽ không thể cao lớn

Trẻ vận động vừa đủ và thích hợp có hiệu quả tích cực đến quá trình phát triển thể chất. Vận động không chỉ đẩy mạnh sự phát triển của xương cốt, khiến xương vừa dài vừa chắc mà còn khiến các sợi cơ thêm dày, từ đó tăng cường tốc độ phát triển và sức mạnh cơ bắp.

    Chăm bò, chăm với
    0 – 6 tháng tuổi là thời kỳ vàng để trẻ luyện cách lẫy, nhoài người. Hoạt động bò ở trẻ 8 -12 tháng tuổi có đóng góp quan trọng trong việc hình thành độ cong xương thắt lưng. Trẻ ngoài 3 tháng tuổi ngẩng cao đầu khi lẫy sẽ giúp ích cho cột sống phát triển thẳng.

Các chuyên gia khuyến khích việc trẻ sơ sinh mỗi ngày cố gắng lẫy, nhoài, bò vài lần sau mỗi giấc ngủ. Trẻ 4 tháng tuổi mỗi ngày nên lẫy từ 1,5 tiếng đồng hồ trở lên. Trong khoảng thời gian từ 6 – 13 tháng tuổi, trẻ nên lẫy, bò ít nhất 500 giờ.

Những hành động cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ mà nhiều cha mẹ không biết - Ảnh 5.

Vận động thể thao, đặc biệt là bơi lội góp phần rất lớn thúc đẩy chiều cao của trẻ (Ảnh minh họa).

    Chăm bơi lội và leo núi

    Các chuyên gia luôn vô cùng khuyến khích việc trẻ em chăm bơi lội vì phương thức vận động này mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy sự phát triển xúc giác và cột sống của trẻ, giúp chân tay phối hợp nhịp nhàng, tăng cường khả năng tích hợp của não và rõ rệt nhất là bơi lội giúp trẻ có thân hình cao lớn.

Nguồn: happy

aFamily

sự phát triển của trẻ, chiều cao của trẻ, Phát triển chiều cao


      © 2021 FAP
        1,309,653       1,194