Đây là những những điều cơ bản giúp con có hành trang vững chắc cho tương lai cha mẹ cần dạy con nắm được từ trước khi lên 10 tuổi.
10 tuổi là giai đoạn tiền dậy thì của trẻ. Ở tuổi này trẻ có xu hướng khám phá và dần chứng tỏ cho bố mẹ thấy mình đã người lớn hơn, bản lĩnh hơn và có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, những phẩm chất này phát triển theo hướng tích cực hay tiêu cực lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục và hành động thực tế của chính cha mẹ - những người gần gũi với con nhất.
Rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu nên dạy gì cho trẻ trong độ tuổi này. Sau đây là 10 điều cơ bản mô phỏng một cách chính xác những gì cha mẹ nhất định phải dạy con trước khi con lên 10.
Cha mẹ không nên băn khoăn vì dạy con nói "không" là một cách giúp bé thể hiện quan điểm, lập luận cá nhân của bản thân thay vì răm rắp tuân thủ và nghe lời người khác. Mẹ hãy dạy bé nói "không" với người lớn, thầy cô, và thậm chí chính bản thân trẻ khi thấy việc làm, lời nói nào đó không phù hợp hoặc trái với mong muốn của trẻ. Mục tiêu nuôi dạy con là giúp bé trở thành người có tính cách mạnh mẽ, độc lập, có chính kiến chứ không phải là người luôn tuân theo mệnh lệnh và sự sắp đặt của người khác. Điều này sẽ có ích cho tương lai sau này của trẻ.
2. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính bản thân trẻ
Mẹ đã bao giờ phàn nàn trước mặt con về việc đường phố có nhiều rác, xung quanh ô nhiễm môi trường? Để con hiểu tầm quan trọng của một môi trường sống sạch đẹp, cha mẹ cần hướng dẫn con hành động ngay tại nhà. Cha mẹ chính là người tiên phong để con học tập và noi theo. Từ những hành động nhỏ nhất của cha mẹ sẽ được con bắt chước.
3. Sức khỏe của con mới là quan trọng nhất
Ở tuổi lên 10, cha me cần dạy trẻ việc bảo vệ sức khỏe của mình và không nên ngần ngại khi nói ra các vấn đề với thầy cô và bố mẹ. Con cần hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý và quan trọng hơn cả điểm số và sự hài lòng của người khác.
4. Nếu không hiểu, con hãy mạnh dạn đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi khi con chưa hiểu vấn đề là chuyện bình thường, con không nên xấu hổ hoặc giả vờ tỏ ra là mình đã hiểu. Thời gian không chờ đợi bất cứ ai, nếu cứ tiếp tục bỏ qua thì con sẽ ngay càng tụt lùi, cha mẹ hãy dạy con hiểu nguyên tắc cơ bản này.
5. Không làm việc chỉ vì người khác muốn thế
Trẻ thường rất coi trọng uy tín và sự nể phục của đám bạn, và trẻ cố gắng hết sức để có được sự tôn trọng, kính nể đó. Chính vì thế đôi khi dẫn đến hành động sai lệch nếu cha mẹ không kịp thời định hướng cho trẻ. Cha mẹ hãy dạy cho trẻ biết người trung thực, có chính kiến mới đáng được tôn trọng và kính nể, chứ không phải người làm việc và thực hiện hành động chỉ theo ý muốn của người khác, làm người khác hài lòng mới là tốt.
6. Tự tin và không bi quan
Một số cha mẹ chỉ thể hiện sự tôn trọng dành cho giáo viên hoặc người khác mà không phải là con trẻ. Đây có thể là lý do khiến cho trẻ bối rối, mất kiểm soát trong tương lai. Trẻ có thể tự ti và không có khả năng đứng vững trên chính đôi chân của mình mỗi khi gặp biến cố. Cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu sự tôn trọng rất quan trọng, nhưng khả năng bảo vệ bản thân, bảo vệ quan điểm của mình cũng rất cần thiết. Chỉ cần cha mẹ cho con định hướng đúng đắn, con sẽ tự tin hơn rất nhiều.
7. Cha mẹ chính là hậu phương vững chắc nhất của con
Đôi khi vì quá lo sợ những trận đòn roi, la mắng của cha mẹ mà trẻ không dám mở lời đề nghị sự giúp đỡ. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ hãy làm cho trẻ hiểu rằng cha mẹ luôn là hậu phương vững chắc nhất của con. Mặc dù việc trở thành bạn của con không hề dễ dàng, nhưng thay vì cáu giận, cha mẹ hãy kiềm chế và bình tĩnh lắng nghe ý kiến của trẻ. Cảm giác tin cậy sẽ giúp trẻ dễ dàng nói ra những điều khó nói nhất.
8. Kiến thức mới là điều quan trọng
Đã có bậc phụ huynh nào tỏ ra tức giận chỉ vì con không đạt được điểm số cao, không vào được lớp chọn như mong muốn của cha mẹ? Nếu có thì cha mẹ hãy thay đổi suy nghĩ bởi không phải cứ vào lớp tốt, cứ đạt điểm số cao tức là con có kiến thức tốt. Điểm số không quan trọng bằng nguồn tri thức con có được. Đây mới là điều quan trọng.
9. Đừng sợ mắc lỗi
Việc học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm cũng là một điều nên làm. Bên cạnh đó trẻ cũng cần phải học hỏi từ thất bại của chính bản thân, trẻ không nên có tâm lý sợ thất bại, sợ sai dẫn đến thái độ e dè không dám bắt tay vào bất cứ việc gì. Cha mẹ hãy là người giúp con tự tin vào bản thân nhiều hơn.
10. Tôn trọng tất cả mọi người
Tôn trọng mọi người là đức tính không thể không dạy bé ở độ tuổi này. Bé cần được dạy về việc tôn trọng bản thân, bạn bè, người lớn không phân biệt giới tính, màu da hay ngôn ngữ.
Nguồn: Brightside
dạy con, làm cha mẹ, bé từ 6 tuổi trở lên, dạy con thành công