Nếu muốn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho con, cha mẹ không cần đến hiệu thuốc mà tốt nhất là hãy chăm xuống bếp và chú ý hơn đến khẩu phần ăn hàng ngày.
Có một số phụ huynh hay khoe rằng: “Bé nhà tôi ăn nhiều lắm đó!” tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc đã ăn đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ ăn được nhiều không có nghĩa là đã ăn đủ chất (Ảnh minh họa).
Điều mà cha mẹ luôn lo sợ chính là trẻ vì kén ăn nên bị thiếu chất. Dưới đây là 3 loại chất dinh dưỡng trẻ cần được bổ sung đầy đủ vì nó có ảnh hưởng đến IQ của bé.
Thiếu Protein
Thiếu protein khiến chỉ số IQ của trẻ bị giảm mất 15 điểm. Protein là nhân tố đống vai trò cơ bản trong quá trình phát triển của trẻ, do đó những bé bị thiếu protein thường có chiều cao và cân nặng không bằng các bạn cùng trang lứa, trí tuệ cũng chịu ảnh hưởng không tốt.
Thực chất chỉ riêng trong thịt và cá đã chứa một lượng protein vô cùng lớn nên không cần thiết phải bổ sung protein cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng (Ảnh minh họa).
Nguồn bổ sung protein: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các loại đậu.
Thực chất chỉ riêng trong thịt và cá đã chứa một lượng protein vô cùng lớn nên không cần thiết phải bổ sung protein cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng. Việc sử dụng bột protein sẽ gây “gánh nặng” cho gan và thận nên điều cần thiết nhất là chuẩn bị bữa ăn hợp lý và cân bằng cho trẻ, bảo đảm bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm nói trên một cách đều đặn mỗi bữa, mỗi loại một ít. Chỉ cần như vậy là có thể yên tâm về lượng protein mà trẻ cần được cung cấp.
I-ốt có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh con người nên việc thiếu i-ốt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến IQ của trẻ (Ảnh minh họa).
Nguồn bổ sung i-ốt: tảo bẹ, rong biển và hải sản.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần chú ý, khoảng thời gian từ khi mẹ mang thai 2-3 tháng đến khi con lên 2 tuổi là giai đoạn quan trọng phát triển trí não của trẻ, là thời kỳ cần thiết nhất phải bảo đảm cung cấp đủ lượng i-ốt cho con. Trạng thái cơ thể của phụ nữ đang mang thai cần nhiều i-ốt hơn người bình thường khoảng 1 lần, mẹ đang cho con bú cũng thuộc nhóm dễ bị thiếu i-ốt. Người mẹ thiếu i-ốt ngay lập tức sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ phát triển trí não của trẻ.
Thiếu i-ốt có thể khiến chỉ số IQ của trẻ bị giảm sút 10-12 điểm (Ảnh minh họa).
Sử dụng muối i-ốt trong thức ăn hàng ngày là phương thức bổ sung i-ốt đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Khi nấu ăn, bạn nhớ cho muối vào lúc thức ăn đã chín chứ không nên cho ngay từ đầu vì i-ốt nấu lâu sẽ mất tác dụng. Một cách đơn giản và hợp lý nữa để bổ sung i-ốt là mỗi tuần ăn một lần món canh rong biển.
Thiếu sắt khiến chỉ số IQ của trẻ giảm 5-8 điểm. Sắt là yếu tố cơ bản cấu thành nên haemoglobin (huyết sắc tố) và enzyme, thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến trẻ chán ăn, không tập trung…, từ đó ảnh hưởng đến trí tuệ.
Nguồn bổ sung sắt: gan động vật, mộc nhĩ đen, vừng (mè), tiết heo, nấm, cải thìa.
Thiếu sắt không thể chỉ bổ sung thêm mỗi sắt mà tốt nhất nên sửa dụng thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng (Ảnh minh họa).
Cơ thể thiếu sắt tất nhiên phải bổ sung thêm sắt nhưng không có nghĩa là chỉ bổ sung mỗi chất sắt mà đồng thời phải đảm bảo đủ lượng protein (từ trứng gà, các loại thực phẩm từ đậu) nếu không sẽ không thể cấu thành haemoglobin. Bên cạnh đó, còn phải chú trọng bổ sung thêm vitamin C (trong rau xanh chứa rất nhiều vitamin C). Như vậy, thiếu sắt không thể chỉ bổ sung thêm mỗi sắt mà tốt nhất nên sửa dụng thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng.
Cha mẹ cần lưu ý
Nguyên tố vi lượng không phải cứ tẩm bổ càng nhiều càng tốt mà phải ăn uống điều độ, cân bằng các loại chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh. Đặc biệt không nên tẩm bổ cho trẻ một cách bừa bãi, nếu như “nhồi nhét” vào cơ thể lượng quá lớn nguyên tố vi lượng, chúng sẽ bị tích tụ lại tạo thành độc tố, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên bệnh ung thư.
Những loại nguyên tố vi lượng mà cần thiết cho cơ thể con người đều có thể được tìm thấy trong thực phẩm thông thường. Do đó, nếu muốn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho con, cha mẹ không cần đến hiệu thuốc mà tốt nhất là hãy chăm xuống bếp và chú ý hơn đến khẩu phần ăn hàng ngày.
Nguồn: secretchina
bổ sung chất sắt, chất dinh dưỡng, trẻ từ 0-1 tuổi, trẻ từ 1-3 tuổi, bé từ 6 tuổi trở lên, trẻ từ 3-6 tuổi, kích thích trí thông minh