Mẹ & bé

Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này

Sau 4 tuổi, nhận thức về ngôn ngữ của bé sẽ tốt hơn. Đây là 36 dấu mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức mà trẻ cần có khi bước sang 7 tuổi...

Trong quá trình trưởng thành, khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ càng ngày càng cao hơn. Từ khoảng 4 - 7 tuổi, bé sẽ bắt đầu dần dần trò chuyện như người lớn và hiểu được các sắc thái ngôn ngữ. Thậm chí khi lên 7 tuổi, trẻ còn có thể hiểu được cả những câu nói đùa và trò chơi đố chữ của mọi người, và đây là điều mà cha mẹ luôn mong đợi.

Vì vậy, trang The asian parent đã liệt kê ra các cột mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức mà bé cần đạt được trong khoảng 4 - 7 tuổi. Tuy nhiên, những điều này chỉ mang tính chất hướng dẫn, trên thực tế bạn cần phải chú ý và quan tâm hơn khi con có biểu hiện đang gặp khó khăn.

Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - Ảnh 1.

Sau 4 tuổi, nhận thức về ngôn ngữ của bé sẽ tốt hơn. Đây là 36 dấu hiệu ngôn ngữ mà trẻ cần có khi bước sang 7 tuổi...

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi

1. Bé có thể chỉ và nhận biết màu sắc, hình dạng của đồ vật, ví dụ: “Hình tam giác này có màu gì?”.

2. Tập trung nghe một mẩu chuyện và trả lời được những câu hỏi đơn giản có liên quan.

3. Xác định vật thể qua chức năng của vật thể đó, ví dụ: “Nước đến từ đâu?”.

4. Bé nhận biết sự khác biệt giữa tiền xu và tiền giấy.

5. Hiểu được “buổi sáng”, “buồi chiều”, “tiếp theo”…

6. Có thể thực hiện chuỗi 3 động tác theo hướng dẫn, ví dụ: “Con lấy bút màu ra, vẽ một bức tranh và đưa cho mẹ xem.”

7. Nói được một câu dài 4-8 từ.

8. Biết tên các con vật và có thể phân chia chúng thành các loại như: hoang dã, gia súc, vật nuôi, vườn thú…

9. Sử dụng câu đúng ngữ pháp.

10. Miêu tả sự vật và kể lại sự việc theo cách của riêng mình.

11. Bé có thể kể lại một ngày của mình, đồng thời bày tỏ được cảm xúc của bản thân.

12. Tiếp lời kể một câu chuyện dài.

13. Trả lời câu hỏi câu hỏi phức tạp gồm 2 phần có liên quan đến lý luận logic (nguyên nhân – kết quả), ví dụ: “Khi trời đổ mưa thì con phải làm gì?”.

14. Trả lời các câu hỏi liên quan đến giác quan, ví dụ: “Con cần làm gì với mắt/mũi/tai của mình?”.

Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - Ảnh 2.

Trong độ tuổi 4-5 tuổi, có cần phải nhận biết được màu sắc và hình dạng cơ bản của một số loại đồ vật (Ảnh minh họa).

Cần chú ý hơn nếu trẻ 4-5 tuổi có các biểu hiện sau:

- Không thể theo được chỉ dẫn.

- Bé thường nói những câu không hoàn chỉnh.

- Bé nói lắp.

Mốc phát triển ngôn ngữ cần có ở trẻ 5 – 6 tuổi

1. Phân biệt “bên trái” và “bên phải”.

2. Hiểu phần lớn các khái niệm về thời gian.

3. Sử dụng cách thức mô tả phức tạp hơn.

4. Nhận biết các mối quan hệ không gian như: trên cùng, sau, xa, gần…

5. Biết địa chỉ nhà mình.

6. Hiểu sự “giống” và “khác”.

7. Dùng câu hoàn chỉnh từ 5-6 từ.

8. Xác định sự vật qua cách sử dụng và có thể nói được chất liệu của sự vật.

9. Đặt những câu hỏi đơn giản, ví dụ: “Mẹ ơi, chúng ta đang đi đâu thế?”.

10. Đọc chữ cái (a-z) và số (1-20).

Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - Ảnh 3.

Khi trẻ 5-6 tuổi, bé đã có thể đặt những câu hỏi đơn giản với người lớn (Ảnh minh họa).

Cần chú ý hơn nếu trẻ 5-6 tuổi có các biểu hiện sau:

- Người lạ cảm thấy khó hiểu được lời nói của trẻ.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc hòa nhập ở nhà trẻ.

Mốc phát triển ngôn ngữ cần có ở trẻ 6 – 7 tuổi

1. Nhận biết hầu hết những âm thanh được phát âm.

2. Có thể hình thành kết hợp phát âm và đọc chữ, rồi cố gắng đánh vần.

3. Phân chia âm thanh thành từng đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất (một tiếng có thể được phát âm từ những âm nào).

4. Bắt đầu quan sát sự ngắt, nghỉ khi đọc, viết.

5. Kể lại, thuật lại được một mẩu truyện ngắn.

6. Hiểu khái niệm về thời gian và không gian, ví dụ: trước/sau, thứ nhất/thứ hai.

7. Hiểu các khái niệm toán học cơ bản như: nhiều, ít, tất cả và ngoại trừ.

8. Có thể tự dùng nhiều từ mô tả bao gồm cả động từ và tính từ.

9. Nhắc lại được một câu dài 9 từ.

10. Biết số tuổi của bản thân.

11. Hiểu những khái niệm thời gian đơn giản như: sáng, chiều, tối, ngày, hôm sau, sau đó, trong khi đó, ngày mai, ngày hôm qua, hôm nay.

12. Nên sử dụng nhiều câu dài, câu ghép hoặc câu phức tạp hơn.

Cần chú ý nếu trẻ 6-7 tuổi có các biểu hiện sau:

- Có vấn đề về kỹ năng sống ở trường.

- Người lớn không hiểu được ý trẻ muốn biểu đạt.

Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - Ảnh 4.

Việc con bạn không có một số dấu hiệu ngôn ngữ nói trên là hoàn toàn bình thường.

Nếu như con bỏ lỡ một vài mốc phát triển ngôn ngữ trên?

Việc con bạn không có một số dấu hiệu ngôn ngữ nói trên là hoàn toàn bình thường. Hầu hết trẻ em bắt đầu nhận biết về ngôn ngữ ở những mức độ khác nhau, đặc biệt ở trẻ nói cùng lúc 2-3 ngôn ngữ. Tuy nhiên, sau 6 tuổi, trẻ nên đã hoàn thành được hầu hết các cột mốc nói trên.

Mặc dù vậy, nếu như nhận thấy con có vấn đề trong mục chú ý đặc biệt, bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ và họ sẽ sắp xếp cho con bạn gặp một chuyên gia ngôn ngữ. Bạn không cần lo lắng nếu điều này xảy ra vì sự can thiệp sớm có thể khắc phục và cải thiện được những vấn đề về ngôn ngữ, phát âm ở trẻ.

Nguồn: parent

aFamily

phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, bé từ 6 tuổi trở lên, trẻ từ 3-6 tuổi


      © 2021 FAP
        1,313,004       593