Mẹ & bé

Những nhà có anh chị em, thật sai lầm khi nói "Mẹ yêu các con như nhau"

Tôi không bao giờ nói với bọn trẻ rằng "Mẹ yêu các con như nhau" bởi sự thực tôi không dành tình yêu như nhau cho các con.

Trưởng thành trong một gia đình có người mẹ luôn khẳng định rằng bà yêu chị gái tôi đích xác như bà yêu tôi, tôi thấu hiểu lời khẳng định đó của bà chẳng mấy tác dụng.

Trong nhiều năm trời, tôi mải miết chú ý đến các dấu hiệu chứng tỏ bà yêu chị gái tôi hơn – hoặc kém yêu tôi. Chị ấy được mẹ rót cho nhiều nước ép quả hơn (tôi ước lượng vậy). Sinh nhật của chị ấy hoành tráng hơn. Chị ấy được mua nhiều quần áo hơn khi chúng tôi đi mua sắm. Cũng có lúc, tôi có cảm giác thỏa mãn khi thời gian tôi gần gũi với mẹ lâu hơn hoặc khi tôi được mẹ khen ngợi vì đã ứng xử tốt. Cơn ác mộng ganh tị, tranh giành nhau giữa các anh chị em trong nhà đó chẳng bao giờ kết thúc.

Chị gái tôi và bản thân tôi khác nhau khá nhiều. Sao một người có thể dành tình yêu thương như nhau cho hai con người khác biệt như vậy? Nếu chúng tôi tương tự nhau, e rằng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.

Khi trở thành mẹ của hai đứa trẻ, tôi biết tôi phải cắt đứt những câu chuyện quanh chủ đề “công bằng”. Vì thế, tôi nói với bọn trẻ rằng tôi yêu các con theo những cách khác nhau bởi hơn hết, các con là những cá thể khác biệt và tôi yêu các con bởi chính bản thân các con và bởi các con là sự tồn tại khác biệt và duy nhất.

Đến giờ thì phương thức của tôi vẫn khá hiệu quả. Và đây là những gì tôi đã học được trong nhiều năm nỗ lực nuôi dưỡng bầu không khí hòa thuận giữa các con:

Những nhà có anh chị em, thật sai lầm khi nói Mẹ yêu các con như nhau - Ảnh 1.

Trẻ nhỏ thường tranh giành, ganh tị với anh chị em ruột (Ảnh minh họa).

1. Không so sánh thành tựu của trẻ

Tránh nói với con những lời như “Chị con đã ăn hết bữa tốt rồi đấy, sao con mãi vẫn chưa xong chứ?” và coi một bé là “đứa trẻ rắc rối”, nếu không nhiều vấn đề nữa sẽ nảy sinh giữa bọn trẻ. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm ra và đừng phán xét những đặc điểm khác nhau của mỗi con, và tận dụng từng điểm khác biệt đó để “lấy lòng” con bằng những câu như “Con hẳn là thích tô màu xanh lam cho bức tranh của con nhỉ” hay “Trượt băng chắc chắn sẽ làm con vui!”. Giống như nhiều người lớn khác, trẻ nhỏ thích được chú ý.

2. Khuyến khích cá tính ở mỗi đứa trẻ

Cha mẹ nên cho phép trẻ thể hiện cái tôi cá nhân của bản thân, từ việc trang trí phòng ngủ, phong cách thời trang đến cách xử sự. Cha mẹ cũng không nên ép trẻ dùng lại đồ của anh chị; trong trường hợp gia đình không đủ điều kiện để mua mới toàn bộ đồ dùng, hãy biến đổi các đồ dùng đó theo cách ngộ nghĩnh. Trẻ rất thích khi có được một vật dụng thuộc về bản thân và khác hoàn toàn với vật dụng của anh, chị, em mình.

Trên hết, chúng ta, những người làm cha mẹ, đều muốn bọn trẻ hiểu rằng điều quan trọng nhất chính là lòng tin của các con vào giá trị, tầm quan trọng và điểm đặc biệt của bản thân, cho dù sở trường của các con là gì hay sở thích đem lại thành công cho các con ra sao.

3. Hướng dẫn nhưng không can thiệp

Khi các con tranh cãi “nảy lửa”, cha mẹ hãy cố gắng tránh can thiệp, mà thay vào đó trao cho các con cơ hội cùng nhau tự giải quyết xung đột. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng câu như “Mẹ thấy…” hay “Hãy đợi anh con nói xong sẽ đến lượt con nói” và sau đó không can thiệp, để trẻ tự điều chỉnh hướng giải quyết vấn đề. Để làm được điều đó, cha mẹ cần thực hành nhiều lần, biết hài lòng với kết quả của quá trình và đảm bảo sẽ làm gương cho trẻ.

Những nhà có anh chị em, thật sai lầm khi nói Mẹ yêu các con như nhau - Ảnh 2.

Nói "Mẹ yêu các con như nhau" thường là câu nói không thật lòng (Ảnh minh họa).

4. “Gắn mác” có hiệu quả

Cố gắng hạn chế những lời nói như “Anh con là cầu thủ bóng đá đó” hay “Chị con là học sinh giỏi đấy” bởi những câu nói đó sẽ vô tình tạo nên không khí cạnh tranh căng thẳng giữa các con và khiến trẻ hiểu rằng những “vai” đó đã có người “đóng” rồi, và vì thế trẻ hoặc phải cạnh tranh gay gắt để thay thế vị trí của người đó hoặc phải tự tìm cho bản thân một “vai” phù hợp. Tuy nhiên, những câu như “Con bé là một người chị tuyệt vời đấy” và “Anh con thật chín chắn” sẽ có tác dụng lớn với trẻ bởi trẻ sẽ tiếp thu những lời khen đó và thực hiện theo.

5. Dành "thời gian đặc biệt" cho mỗi đứa trẻ

Hãy dành cho mỗi đứa trẻ một “thời gian đặc biệt” khoảng 10-15 phút mỗi ngày để trẻ yên tâm cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ. Trong thời gian đó, cha mẹ chỉ nên tương tác với một đứa trẻ, tham gia vào hoạt động do trẻ chọn và có nhiệm vụ thực hiện theo; đồng thời, không xem điện thoại, máy tính bảng, không phân tâm và khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm tuyệt đối mà cha mẹ dành cho mình, và trên hết, phát hiện và ủng hộ những sở thích và cá tính khác nhau ở trẻ. Tuy nhiên, “thời gian đặc biệt” chỉ nên kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

Abbie Schiller là người sáng lập và Giám đốc Điều hành của The Mother Company. Cô muốn hướng tới xây dựng, phát triển và mở rộng các thương hiệu sản phẩm dành riêng cho phụ nữ, đồng thời mong muốn giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ một cách khoa học, thông minh. Cô cũng là tác giả thường kỳ của chuyên trang làm cha mẹ Babble. Hai đứa con, 4 tuổi và 12 tuổi, của Abbie chính là nguồn cảm hứng cho cô lập ra The Mother Company.

Workshop"Ngày thứ 8 của mẹ"là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tạihttp://waf.afamily.vnđể có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Những nhà có anh chị em, thật sai lầm khi nói Mẹ yêu các con như nhau - Ảnh 5.

Nguồn: Mother

aFamily

mẹ yêu con, anh chị em ruột, cạnh tranh, ghen tỵ


      © 2021 FAP
        1,274,196       274