Mẹ & bé

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ

Những suy nghĩ chủ quan về một người mẹ tốt sẽ chỉ khiến cho việc làm mẹ trở nên áp lực và mệt mỏi hơn.

Nhiều người mẹ tự trách mình rằng họ chưa phải là một người mẹ tốt bởi con họ hay khóc lóc, ốm đau hoặc chưa nghe lời. Tuy nhiên, suy nghĩ chủ quan đó sẽ chỉ khiến người mẹ trở nên tự ti và đánh mất niềm tin vào khả năng làm mẹ mình, bởi những điều một người mẹ tốt thường làm vượt xa những vấn đề thường nhật đó.

Dưới đây là 9 lầm tưởng về một người mẹ tốt của nhiều người:

1. Người mẹ tốt không bao giờ để con khóc

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 1.

Khóc là hành vi thuộc về bản năng của trẻ nhỏ và biểu thị những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nó chính là phương thức phổ biến để trẻ giao tiếp với mọi người và tương tác với môi trường xung quanh, là dấu hiệu cho những thay đổi bất thường của cơ thể và tâm lý của trẻ như khi trẻ đói, quá nóng hoặc quá lạnh, sợ hãi, mệt mỏi, không thoải mái hay muốn thu hút sự quan tâm của cha mẹ.

Trẻ thường khóc nhiều nhất trong 3 tháng đầu đời sau đó giảm dần từ tháng thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi khi trạng thái tình cảm, khả năng ngôn ngữ và hành vi vận động của trẻ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc quá dữ dội và khó dỗ trong 3 tháng đầu hay khóc thường xuyên từ tháng thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi, mẹ nên quan sát kỹ tình trạng sức khỏe và tâm lý của trẻ để can thiệp kịp thời.

2. Người mẹ tốt luôn hy sinh bản thân vì con

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 2.

Bản năng làm mẹ của người phụ nữ luôn thôi thúc họ hy sinh cuộc sống và bản thân cho con cái. Tuy nhiên, người mẹ nên biết cách "hy sinh" bản thân một cách khéo léo để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và việc chăm sóc con bằng cách "chiều chuộng" bản thân để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm đẹp và cải thiện các mối quan hệ.

Chẳng hạn, mẹ có thể bớt thời gian xem điện thoại để có nhiều thời gian hơn dành cho trẻ hay không mua những món đồ thời trang đắt tiền để có thêm tiền mua sữa cho trẻ; nhưng đồng thời, mẹ cũng có thể nhờ bố chăm sóc con một vài giờ để có thời gian đi mua sắm hay gặp mặt bạn bè. Như vậy, việc chăm sóc con cái sẽ không khiến mẹ quá chán nản, mệt mỏi hay sinh ra cảm giác tiêu cực.

3. Người mẹ tốt luôn hào hứng, vui vẻ khi nuôi dạy con

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 3.

Mẹ sẽ hạnh phúc vô bờ khi thấy con khỏe mạnh, khôn lớn từng ngày, nhưng làm mẹ cũng là hành trình đầy khó khăn, mệt mỏi. Người mẹ không chỉ phải tự tay chăm sóc con, từ cho ăn, ru ngủ đến tắm rửa, chơi đùa, mà còn phải đối mặt với những áp lực tinh thần vô cùng lớn khi con quấy khóc, ốm đau hay thậm chí khi phải chăm sóc con một mình mà không được chồng chia sẻ. Khi đứa trẻ đã lớn, với trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con, người mẹ hẳn không tránh được vài lần thất vọng, buồn tủi khi con chưa ngoan, chưa cố gắng học tập hay chưa biết phân biệt đúng sai.

4. Người mẹ tốt không bao giờ có con bị ốm

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 4.

Trẻ nhỏ thường ốm vặt bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển, trẻ cũng bị hạn chế sử dụng thuốc hoặc có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mẹ chỉ cần cố gắng chú ý bảo vệ sức khỏe của trẻ trong thời gian chuyển mùa, tăng cường đề kháng tự nhiên cho trẻ cũng như bổ sung các dưỡng chất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

5. Người mẹ tốt luôn có con ngoan ngoãn nghe lời

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 5.

Sự thật là trẻ nhỏ thường không nghe lời cha mẹ và thậm chí thực hiện những hành động khiến cha mẹ "phát điên". Trên thực tế, việc trẻ quá im lặng và không biết phản ứng trước mọi lời nói lại là điều bất thường bởi khi đó trẻ phải đè nén cảm xúc. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể "châm ngòi" cho hàng loạt vấn đề về hành vi sau này.

Có rất nhiều lý do khiến trẻ không nghe lời bố mẹ, mà đa số thuộc về tâm lý lứa tuổi, chẳng hạn như trẻ tò mò, muốn khám phá mọi điều mới mẻ trong thế giới xung quanh. Đôi lúc trẻ có thể cáu kỉnh, khó chịu và không hài lòng với mọi thứ xung quanh. Trong những trường hợp như vậy, trẻ thường không muốn nghe lời bố mẹ, muốn thực hiện những điều khiến trẻ vui vẻ hay khiến cha mẹ cáu giận. Một lý do nữa là việc thực hiện những hành vi trái với lời dặn của cha mẹ chỉ đơn giản là phương thức thu hút sự chú ý của trẻ.

6. Người mẹ tốt luôn hiểu con muốn gì

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 6.

Nhiều bà mẹ cho rằng, nếu họ không biết tại sao con khóc có nghĩa là họ chưa đủ quan tâm, săn sóc con. Tuy nhiên, thực tế là bản thân người mẹ, cho dù hết mực yêu thương, lo lắng cho con, vẫn là một thực thể khác với đứa trẻ và khó lòng nhận biết được tình trạng sức khỏe và tâm trạng của trẻ ngay khi trẻ có những biểu hiện bất thường, đặc biệt với trẻ nhỏ chưa biết nói chuyện, tâm sự với mẹ. Điều quan trọng là, người mẹ cần luôn sát sao với bất kỳ sự thay đổi nào về tâm sinh lý của trẻ để có thể đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời.

7. Người mẹ tốt luôn tán thưởng mọi hành động của con

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 7.

Người mẹ tốt là người ủng hộ con một cách khôn ngoan chứ không phải người tán thưởng và tin tưởng con một cách mù quáng. Nếu trẻ nghịch ngợm, mẹ có quyền tức giận và phạt trẻ để răn đe; nếu trẻ chưa nghe lời, người mẹ có quyền thất vọng và chán nản. Nhưng trên hết, mẹ cần biết khuyến khích trẻ phát huy những điểm mạnh và giúp trẻ khắc phục những điểm yếu. Có như vậy, trẻ mới có thể phân biệt được những điều nên và không nên làm.

8. Người mẹ tốt luôn có con biết gần gũi, thân thiện với người khác

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 8.

Trẻ con thường có tính ganh tị và muốn được tất cả mọi người chú ý. Khi đứa con thứ hai mới chào đời, nếu con lớn không hào hứng chào đón em hay tức giận vì không được mẹ quan tâm nhiều như trước, mẹ không nên thất vọng, mắng mỏ, trì triết hay trách cứ trẻ không biết yêu thương em. Trái lại, mẹ nên tâm sự cho trẻ hiểu về tình cảm anh chị em ruột trong gia đình. Dần dần, trẻ sẽ khiến mẹ ngạc nhiên vì có thể trông em chu đáo chẳng khác gì mẹ cả!

9. Người mẹ tốt luôn đảm bảo mọi việc diễn ra theo kế hoạch

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 9.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, có thể xảy ra nhiều tình huống bất ngờ mà bản thân mẹ khó có thể lường trước được. Chẳng hạn, mẹ đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch sắp tới của gia đình, nhưng chẳng may trẻ lại bị ốm trước ngày đi hay mẹ muốn trẻ biết chơi đàn piano nhưng trẻ muốn học nhảy. Trong những tình huống như thế, mẹ không nên bắt ép trẻ thực hiện nguyện vọng của bản thân mà nên giải quyết tình huống sao cho phù hợp với trẻ.

Workshop"Ngày thứ 8 của mẹ"là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tạihttp://waf.afamily.vnđể có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Khác nhau một trời một vực giữa tưởng tượng và thực tế làm mẹ - Ảnh 11.

Nguồn: brightside

aFamily

làm mẹ, làm cha mẹ, sự thật trần trụi


      © 2021 FAP
        1,331,956       742