Đây là một phương pháp luyện ngủ hết sức nhẹ nhàng giúp tạo nên một thời gian biểu và thói quen ngủ yên bình cho bé.
Phương pháp "không còn tiếng khóc" được Elizabeth Pantley giới thiệu trong cuốn sách của cô mang tên "Giải pháp rèn ngủ không còn tiếng khóc". Cách này và đang ngày càng chứng minh được sự hiệu quả của nó sau khi rất nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp luyện ngủ của Elizabeth Pantley cho con mình.
Để thử áp dụng phương pháp mới này cho bé nhà mình, bố mẹ chỉ cần làm theo những bước đơn giản sau đây:
Tạo nên thói quen ngủ nhất quán cho con
Vì đồng hồ sinh học của trẻ đang dần hình thành nên sự nhất quán và xuyên suốt trong quá trình rèn ngủ cho con của bố mẹ sẽ giúp tạo nên một thói quen ngủ lành mạnh và điều độ.
Bố mẹ nên tập một thói quen ngủ nhất quán cho con (Ảnh minh họa).
Thấu hiểu giấc ngủ của con
Hãy tìm hiểu và quan sát xem con bạn thường sẽ ngủ bao lâu tùy theo độ tuổi của trẻ và hãy nhớ rằng trước khi con được 1 tuổi thì việc con thức dậy giữa đêm là hoàn toàn bình thường.
Ghi chép lại thói quen ngủ của con
Việc này có thể giúp bạn hiểu thói quen ngủ của con hơn - mấy giờ con ngủ, những nguyên nhân thường khiến con thức giấc,… Hãy ghi lại tất cả để xem đâu có thể là thứ ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, từ đó đưa ra giải pháp và những thay đổi cần thiết để giúp con ngủ ngoan hơn.
Cho con đi ngủ sớm
Như chúng ta đều biết, để dỗ dành và ru ngủ một đứa trẻ đang mệt là một việc vô cùng khó khăn. Vì thế, không bao giờ để con bạn quá mệt hay quá buồn ngủ rồi mới cho con ngủ. Hãy để ý những dấu hiệu buồn ngủ của con và giúp con thư giãn, chìm vào giấc ngủ dần dần 15 phút trước khi con ngủ thực sự.
Đừng để đến lúc con quá buồn ngủ hay quá mệt mới cho bé đi ngủ vì như thế bé thường sẽ quấy (Ảnh minh họa).
Tạo ra một không gian ngủ thoải mái
Một không gian ngủ thoái mái là yếu tố then chốt và nếu bạn biết cách "ngụy trang" thì con có thể ngủ ngoan vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Hãy để ý đến cả nhiệt độ trong phòng và những tiếng ồn, đặc biệt là khi con bạn nhạy cảm với tiếng ồn. Một không gian ngủ thoái mái sẽ khuyến khích trẻ ngủ nhiều và ngủ ngoan hơn.
Nói những lời vỗ về với con
Hãy nghĩ ra một cụm từ hay một câu nói vỗ về để nói với con mỗi khi bạn cho con đi ngủ. Con sẽ dần quen với việc mỗi khi nghe cụm từ hay câu đó từ bố mẹ thì nhận ra đã đến lúc đi ngủ.
Nhận biết rõ tiếng khóc của con
Bố mẹ cần phải phân biệt được những tiếng khóc của con để có thể nghe được sự khác nhau giữa khi con cần vỗ về và khi con có thể tự xoa dịu bản thân.
Hãy để ý tiếng khóc của con để biết lúc nào thì cần vỗ về để con có thể ngủ tiếp (Ảnh minh họa).
Những điều lưu ý khi rèn ngủ bằng phương pháp "không còn tiếng khóc"
Khi bạn bắt đầu với bất kì phương pháp luyện ngủ nào, ban đầu tình hình thường có vẻ rất tồi tệ. Vì thế, hãy cứ kiên trì trong ít nhất 1 hay 2 tuần. Nếu sau thời gian đó mà vẫn không thấy tiến triển thì mới nên thay đổi sang phương pháp khác.
Nếu bạn quá mệt mỏi thì hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân hay bạn bè, mọi việc sẽ trở nên dễ thở và biết đâu sẽ hiệu quả hơn.
Sự kiên nhẫn và nhất quán chính là điều then chốt. Lặp lại hành động giống hệt mỗi lần cho con đi ngủ cho đến khi con quen và học được thói quen ngủ độc lập và lành mạnh. Sự nhất quán chính là chìa khóa giúp bạn chắc chắn đạt được thành quả mong muốn.
Nguồn: Netmums
rèn ngủ, luyện ngủ đêm cho bé, luyện ngủ đêm cho bé như thế nào, luyện ngủ, giấc ngủ của con, Giấc ngủ của trẻ từ 0 đến 6 tuổi, kỹ năng làm mẹ, kỹ năn