Mẹ & bé

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn

Người mẹ 28 tuổi cho biết, điều ân hận nhất cuộc đời chị là đã để con ăn một mình trong bếp, còn mình thì chăm con gái nhỏ ở sân vườn.

Lucy Peddar sẽ chẳng bao giờ quên được khoảnh khắc cậu con trai 2 tuổi tím tái người khi không may bị hóc xúc xích. Cậu bé Henry Peddar khi đó đã vội chạy ra sân sau - nơi mẹ đang ngồi - và cố sức ra hiệu với mẹ mình không thể thở được. Người mẹ 28 tuổi cho biết, điều ân hận nhất cuộc đời chị là đã để con ăn một mình trong bếp, còn mình thì chăm con gái nhỏ ở sân vườn.

Chị Lucy chia sẻ với The Herald: “Tôi ra vườn nhà và để ít thức ăn trên bàn. Nếu thằng bé không va phải hàng rào khu vườn, tôi đã không hề biết con bị hóc”. “Thằng bé ăn quá nhanh, nó đã ăn nhồi nhét rất nhiều thức ăn cùng lúc. Cuối cùng thì cháu đã bị hóc”, cô giữ trẻ cho biết thêm.

“Mọi người khi đó đã vỗ nhẹ lưng con, xoa lưng con đưa ngón tay vào móc họng với hy vọng con sẽ hết hóc nhưng nó lại khiến tình hình tệ hơn. Lúc đó chúng tôi chỉ muốn làm tất cả mọi thứ có thể nhưng vẫn cảm thấy rất bất lực”, chị Lucy nhớ lại.

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn - Ảnh 1.

Ba mẹ con chị Lucy (Ảnh: mirror)

5 phút sau khi được gọi, chiếc xe cứu thương đã có mặt ở nhà Lucy. “Lúc xe đến, tôi như bay đến cửa nhà. Tôi thậm chí còn quên mất phải mở cửa nữa”, Lucy cho biết. Nhưng rồi chị nhận ra rằng, các nhân viên y tế cũng chẳng thể giúp Henry khá hơn dù họ đã rất nỗ lực. Cậu bé vẫn thở rất khó khăn cho đến khi đến bệnh viện.

“Thanh xúc xích đã kẹt sâu trong khí quản của con, phổi con còn bị lọt một ít bánh ngọt vào trong nữa”, Lucy nhớ lại. Lập tức, em đã được đưa đến Bệnh viện St George ở Luân Đôn. Các bác sĩ tại đây đã tiến hành chụp phim, nội soi để xác định vị trí của thanh xúc xích. Tuy nhiên, do lượng chất lỏng và máu trong phổi phải, Henry phải được gắn máy hút trong 4 ngày để giảm nguy cơ mắc phải viêm phổi.

Sau 4 ngày trong phòng chăm sóc tích cực, Henry cần thêm 4 ngày nữa để hoạt động trở lại. Chồng Lucy - anh Tom - đã rất lo sợ con mình sẽ bị tổn thương não bởi nhiều ngày liền cậu bé không cử động. Tuy nhiên, cậu bé đã có những dấu hiệu khả quan hơn.

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn - Ảnh 2.

Sau 4 ngày trong phòng chăm sóc tích cực, Henry cần thêm 4 ngày nữa để hoạt động trở lại (Ảnh: mirror)

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn - Ảnh 3.

(Ảnh: mirror)

Đó là một cơn ác mộng đối với Lucy. Cả gia đình dự định sẽ chuyển nhà đi nơi khác bởi đó là kí ức khó có thể xóa nhòa về ngày mà họ tưởng như mất đi con trai yêu quý. “Chúng tôi rất đau khổ khi về nhà. Chúng tôi sẽ dọn đi nơi khác trong vài tuần nữa để quên đi ký ức đau khổ này”.

Lucy cho biết, chị chỉ muốn khuyên các bà mẹ, người giữ trẻ, luôn để mắt trông chừng trẻ, khi chơi cũng như khi ăn, cho con ăn thức ăn có kích cỡ thích hợp và khuyên con ăn chậm lại khi con có dấu hiệu nhồi nhét để ăn cho nhanh.

Trang health.ny.gov của Mỹ đã liệt kê ra những thực phẩm có thể gây hóc nghẹn cho trẻ em, cảnh báo các bậc phụ huynh nên cẩn thận khi cho trẻ dùng. Đó chính là:

- Xúc xích, thịt viên cỡ nhỏ, cá có xương.

- Bắp rang, khoai tây chiên, bánh quy cỡ nhỏ

- Kẹo (đặc biệt là kẹo cứng), thuốc giảm ho, kẹo cao su, kẹo que, marshmallow, caramel, kẹo hình hạt đậu

- Nho để nguyên quả, đậu sống, trái cây, trái cây có vỏ, hạt, cà rốt, cần tây, cherry.

- Hoa quả khô, các loại hạt

- Bơ đậu phộng

- Đá viên, phô mai viên

- Thực phẩm có kích thước, hình dáng tương đương với kích cỡ khí quản.

Do đó, để an toàn cho trẻ, không riêng quả nho, nhiều loại thực phẩm và trái cây khác cũng phải được cắt theo chiều dọc cho mỏng và lấy hết hạt ra mà không nên cắt hạt lựu. Đó chính là:

- Nho và các loại trái cây có hình dáng tương tự nho.

- Táo, lê, ổi...

- Dâu

- Cà rốt sống

- Xúc xích

- Nhãn, chôm chôm, vải, mít (lấy hết hạt rồi mới cho trẻ ăn)

Tuyệt đối không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn cà rốt sống, kẹo dẻo, đậu phộng, bắp rang, theo bác sĩ Gary Smith. Ngoài ra, tuyệt đối không để trẻ ăn các loại hạt bởi chỉ cần một hạt dưa cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngừng thở.

Khi trẻ có dấu hiệu bị hóc, bố mẹ phải nhớ ngay nguyên tắc 3 phút:

Cách 1: Dùng ngón tay trỏ đưa vào cổ họng con, nhấn lưỡi để gây nôn khi thức ăn đã rơi quá sâu.

Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để trẻ nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày trẻ, vỗ lưng cho trẻ từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn - Ảnh 4.

(Ảnh: Internet)

Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng trẻ, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

“Tôi suýt mất con trai chỉ vì thanh xúc xích” - và các món ăn sau mẹ phải chú ý khi cho con ăn - Ảnh 6.

(Ảnh: Internet)

Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.

(Nguồn: mirror)

aFamily

xúc xích, Hóc dị vật ở trẻ, sơ cứu hóc dị vật


      © 2021 FAP
        1,333,932       612