Chỉ cần một lần sai lầm trong cách giáo dục con cái, các bậc cha mẹ sẽ phải hối hận về tương lai của chúng. Nên nhớ rằng, hãy dạy con bằng tâm chứ không phải đòn roi...
Khi một gia đình ở bất cứ nơi đâu, mỗi khi đứa trẻ mắc phải sai lầm, thì có thể là cha hoặc mẹ sẽ không ngần ngại quát mắng, hay thậm chí nghe cả được những tiếng đánh đập cùng lời van nài của bọn trẻ. Dù bị hàng xóm phàn nàn nhưng những bậc cha mẹ ấy vẫn tiếp tục thói quen giáo dục con như thế…
Có thể trong tư tưởng nhiều người cho rằng, đòn roi sẽ hình thành được một người con hiếu thảo. Có những đứa trẻ cần phải cho “ăn đòn” mới biết vâng lời và không ngang bướng. Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ trong khoảng 5 tuổi, tiếng la mắng quát nạt của cha mẹ sẽ có phản ứng ngược lại với chúng, khiến chúng hình thành nhân cách phức tạp, muốn công kích.
Những trận đòn roi, quát nạt sẽ để lại sự tổn thương nặng nề cho con (Ảnh: Internet)
Khi chúng bắt đầu trưởng thành, cách giáo dục như thế này càng trở nên khốc liệt hơn. Có một bà mẹ nước mắt ngắn dài tâm sự với hàng xóm: “Chúng lớn cả rồi, tôi quản không được nữa! Bắt đầu tập tành bỏ nhà đi. Hễ đánh là chúng bỏ đi. Tôi phải làm sao đây?”.
Đòn roi, khi tiếp xúc trực tiếp vào da thịt bọn trẻ không chỉ làm tổn thương thể xác mà tổn thương cả về tinh thần. Có bà mẹ còn nói rằng: “Đứa trẻ nhà tôi lì lắm, không đánh không được”.
Có một số hành động rõ ràng không phải là cách giáo dục đúng và những điều đó khiến không ít phụ huynh đau dầu. Suy cho cùng, nếu không dạy dỗ nghiêm khắc sẽ không có tác dụng, vấn đề mấu chốt cũng không được giải quyết triệt để. Đó là suy nghĩ của những bà mẹ châu Á. Hãy nhìn lại những bà mẹ Tây, khi con cái phạm sai lầm. Họ thường chỉ nói đúng một câu: “Con hãy quay về phòng của mình đi”.
Tại đa số gia đình Âu Mỹ, giáo dục bằng đòn roi không bao giờ có trong từ điển của họ. Trong một số bộ phim mọi người thường xem cũng hay có chi tiết này, họ thường bảo các con đi về phòng của chúng mỗi khi sai lầm. Vậy, không đánh chúng, chúng có được giáo dục tốt không? Câu trả lời là có. Chỉ cần một câu “Con hãy quay về phòng của mình đi”, đã có thể giáo dục được những đứa trẻ ấy. Trên thực tế, vấn đề mấu chốt ở đây là dạy dỗ bằng bạo lực đều không có tác dụng. Việc cha mẹ bỏ mặc hay ngó lơ chúng sẽ tạo cho chúng một cú sốc khá lớn và chúng sẽ sợ hơn là những trận đòn roi.
Trẻ con cần không gian yên tĩnh để ngẫm về lỗi lầm của mình (Ảnh: Internet)
Nhà tâm lý học trẻ em phân tích, bọn trẻ thường ỷ lại cha mẹ của chúng. Nếu như cha mẹ bỏ mặc hay tỏ ra chán nản với chúng, chúng sẽ chủ động ngoan trở lại để không bị bỏ rơi. Đây cũng là bởi vì chúng rất sợ đánh mất tình thương vô bờ của bố mẹ, cho nên tự chúng sẽ thay đổi hành vi của mình.
Nhìn chung việc yêu cầu bọn trẻ quay về phòng của mình cũng có lợi ích cho đôi bên. Khi đó, cả cha mẹ và con cái đều bình tĩnh lại, suy nghĩ những gì đã xảy ra. Cái quan trọng là cần phải có không gian bình tâm để nhìn nhận những sai lầm của mình.
Các nhà tâm lý nghiên cứu, sự trừng phạt về thể chất khiến bọn trẻ khó chịu và sự phản kháng của chúng sẽ trổi dậy mạnh mẽ hơn so với người lớn. Dần dần, chúng sẽ tách khỏi không gian gia đình, cùng mang theo nỗi đau khổ tận sâu trong tâm hồn.
Các bậc cha mẹ nên nhớ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào không nên tranh cãi với chúng. Cần để chúng vào một góc suy nghĩ về những lỗi lầm của mình. Tâm hồn của trẻ con đơn giản, cứ hãy để chúng một mình chúng sẽ biết mình sai chỗ nào.
Phương pháp giáo dục tốt nhất không phải là trừng phạt bằng đòn roi mà trừng phạt từ tâm (Ảnh: Internet)
Người xưa hay dạy con bằng cách úp mặt vào tường thì ngày nay cha mẹ có thể để con đối diện với không gian tĩnh lặng để ngẫm về những sai lầm của mình. Trong mọi lời trách mắng của cha mẹ đều để lại vết thương cho con bất cứ lúc nào.
Không ít trường hợp xót con, chưa kịp trách mắng hay trừng phạt bao lâu thì cha mẹ lại hòa giải. Chỉ cần một lần sai lầm như thế, chúng ta lờn mặt và không biết mình đã sai điều gì. Cha mẹ nên nhớ rằng, phương pháp giáo dục tốt nhất không phải là trừng phạt bằng đòn roi mà trừng phạt từ tâm. Đối với trẻ con, phải tạo cho chúng khoảng cách những lúc chúng làm sai. Hãy chắc chắn rằng, cha mẹ có thể dùng cảm xúc để giáo dục con. Có như thế chúng mới mạnh mẽ và trưởng thành đúng cách.
(Nguồn: Secretchina)
dạy con