Mẹ & bé

Những nguy cơ khi trẻ bị thiếu ngủ bố mẹ không thể chủ quan

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein cho biết thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng đến việc hô hấp, ngưng thở khi ngủ, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Nghiên cứu có tên “Sleep-Disordered Breathing, Sleep Duration, and Childhood Overweight: A Longitudinal Study" (Nghiên cứu sức khỏe dài hạn: Chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ, thời gian ngủ và bệnh béo phì của trẻ) được công bố trên tạp chí Nhi khoa của Mỹ (The Journal of Pediatrics) đã chỉ ra rằng giấc ngủ của trẻ có thể là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh béo phì trong một thời gian tương đối ngắn.
Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein cho biết thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng đến việc hô hấp, ngưng thở khi ngủ, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Tiến sĩ Karen Bonuck và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu thu thập trên 1.899 trẻ em trong dự án nghiên cứu sức khỏe dài hạn dành cho cha mẹ và trẻ em (The Avon Longitudinal Study of Parents and Children - ALSPAC) ở  Avon, Anh.
Trẻ em thiếu ngủ sẽ đẫn đến béo phì
Trẻ thiếu ngủ sẽ dẫn đến béo phì. Ảnh minh họa.
Có 2 yếu tố chính liên quan đến giấc ngủ của trẻ:
1. Thiếu ngủ
Liên quan đến giấc ngủ của trẻ nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em thiếu ngủ ở độ tuổi 5-6 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì từ 60-100% khi đạt đến độ tuổi 15.
Trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi cần ngủ 10.5 tiếng. Vì vậy việc đảm bảo số lượng giờ ngủ/ độ tuổi cho trẻ là rất quan trọng
Ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp và làm gia tăng các hooc-môn căng thẳng, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ, hệ thống miễn dịch, tim và sự trao đổi chất trong cơ thể của trẻ.
2. Rối loạn ngưng thở khi ngủ 
Các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ như ngáy, thở bằng miệng... có ảnh hưởng đến việc thở của trẻ khi ngủ và kết quả là trẻ dễ có nguy cơ bị bệnh béo phì.
Những đứa trẻ có triệu chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị béo phì cao gấp 2 lần so với với những đứa trẻ không có triệu chứng này khi đến 7 tuổi, 10 tuổi và 15 tuổi.
Giải quyết vấn đề như thế nào?
Vậy bố mẹ có thể làm gì?
Nếu bạn nhận thấy con mình có những dấu hiệu rối loạn ngưng thở khi ngủ như ngáy to quá mức, hoặc thở bằng miệng thì cần đưa con đến bác sỹ để kiểm tra. Nguyên nhân phổ biến của chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ là amiđan hoặc vòm họng quá to. Những nguyên nhân này có thể được loại bỏ nhờ việc phẫu thuật.
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ hoặc không muốn đi ngủ... thì bố mẹ cũng cần đưa con đi kiểm tra vì đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ.
Hàm răng khấp khểnh cũng có thể được nắn chỉnh hoặc hoặc niềng, kẹp lại để đảm bảo việc trẻ thở đúng cách khi ngủ để có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của 25-50% trẻ mẫu giáo. Vì vậy, việc đảm bảo cho trẻ có thói quen đi ngủ đúng cách là việc rất quan trọng.
Trẻ em thiếu ngủ sẽ đẫn đến béo phì
Cần đảm bảo cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Ảnh minh họa
Dưới đây là một số cách để khuyến khích trẻ có thói quen đi ngủ đúng cách:
- Thiết lập giờ đi ngủ và giờ thức dậy và tuân thủ đều đặn, đúng giờ hàng ngày. Việc thiết lập giờ giấc đi ngủ rất quan trọng vì nó sẽ giúp đồng hồ sinh học của cơ thể quen giờ giấc.
- Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Dưới đây là số lượng giờ ngủ/ độ tuổi cần thiết cho trẻ:
Trẻ từ 18 tháng - 3 tuổi cần ngủ 12-14 tiếng/đêm.
Trẻ từ 3-5 tuổi cần ngủ 11-13 tiếng/đêm.
Trẻ từ 5-12 tuổi cần ngủ 10-11 tiếng/đêm.
Trẻ vị thành niên cần ngủ 9-10 tiếng/đêm.
- Giấc ngủ của trẻ cần bao gồm cả 15-30 phút yên tĩnh, hoạt động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Bố mẹ cần tương tác nhẹ nhàng với con trước giờ đi ngủ thông qua các hoạt động như đọc sách, kể chuyện. Những câu chuyện kể trước khi đi ngủ là cách tốt nhất để hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
- Cố gắng tránh việc "giúp" con đi vào giấc ngủ. Bố mẹ cần tránh hoàn toàn việc "giúp" con đi vào giấc ngủ bằng cách rung, lắc, bế đi rong, đu đưa, hay cho bú bình, bú mẹ.
- Hạn chế đồ uống có chứa cafein: Bố mẹ cần chắc chắn rằng không cung cấp đồ uống có chứa cafein (bao gồm cả nước ngọt và sô cô la nóng) cho trẻ trước giờ đi ngủ.
- Thoát ly khỏi hẳn các thiết bị công nghệ gây phiền nhiễu giấc ngủ: Cần tránh sử dụng các thiết bị công nghệ khi đã lên giường ngủ. Bố mẹ cũng cần đảm bảo máy tính bảng, điện thoại đã được tắt hoặc để chế độ yên lặng.
- Đừng nghĩ rằng những giấc ngủ ngắn ban ngày sẽ là "cứu cánh" cho những giấc ngủ chập chờn, không ngon trong đêm. Những giấc ngủ ngắn ban ngày không thể có tác dụng ngăn cản việc béo phì và cũng không thể thay thế một giấc ngủ ngon trong đêm.
(Nguồn: Mykidstime)
aFamily

giấc ngủ của con, giấc ngủ của trẻ từ 0 đến 6 tuổi, luyện ngủ đêm cho bé, ngủ muộn, ngủ cùng bố mẹ


      © 2021 FAP
        1,309,659       1,235