Mẹ & bé

Những sai lầm của mẹ khiến con bị bệnh tiêu hóa

Cho con ăn uống không khoa học, lạm dụng sữa chua hay không chú trọng việc dạy con rửa tay trước khi ăn... là một trong những sai lầm của mẹ khiến trẻ mắc bệnh tiêu hóa.

1. Chủ quan đánh giá thực phẩm bằng mắt thường

Sai lầm phổ biến nhất là các mẹ vẫn luôn lấy tiêu chuẩn “nhìn thấy sạch” để đánh giá những thực phẩm cho con ăn. Tuy nhiên, chính những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường là mối nguy hại tiềm ẩn cho trẻ.

Bữa ăn mẹ tự nấu luôn là lựa chọn số 1 cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Đôi khi vì quá bận rộn hoặc do lười, mẹ thường mua cháo dinh dưỡng nấu sẵn hoặc cho con ăn hàng quán vỉa hè mà quên mất rằng để an toàn nhất cho hệ tiêu hóa của con thì các bữa ăn tự nấu luôn là lựa chọn số 1.

2. Cho con ăn uống không khoa học

Nhiều mẹ bận rộn thường nấu nguyên một nồi cháo và cho con ăn cả ngày. Việc lặp đi lặp lại một loại thực phẩm nào đó mà bé thích sẽ khiến bé bị thiếu chất dinh dưỡng và hệ tiêu hóa phát triển kém.

Các chuyên gia cũng cho biết, cấc mẹ có thể nấu cháo để con ăn cả ngày, nhưng mỗi bữa mẹ nên chế biến thành những món cháo khác nhau với các thực phẩm khác nhau để bé không bị ngán đồng thời hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Các mẹ cũng cần tìm hiều về những bữa ăn khoa học cho bé. Về thực phẩm, một số loại kết hợp với nhau sẽ rất tốt. Ngược lại, cũng có một số món khác khi kết hợp với nhau sẽ loại trừ bớt các chất dinh dưỡng có trong nó, và hậu quả rằng mặc dù ăn khá nhiều nhưng bé vẫn không hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết.

3. Lạm dụng sữa chua

Tác dụng và tầm quan trọng của sữa chua trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung canxi cho trẻ thì ai cũng biết. Vậy nhưng cho con ăn thế nào, lượng ăn ra sao thì lại không phải bà mẹ nào cũng rõ.

Sữa chua sẽ không còn là “thần dược” cho hệ tiêu hóa của trẻ nếu mẹ cho ăn quá nhiều.

Nhiều cha mẹ tin rằng, sữa chua là "thần dược" cho hệ tiêu hóa nên "thả cửa" cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

4. Cho con ăn thức ăn cũ hâm lại

Thức ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh qua đêm, sáng hôm sau hâm nóng lại cho bé ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, thấp còi. Vì thực phẩm để qua đêm và nấu lại nhiều lần thường mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Chưa kể đến việc thay đổi nhiệt độ đột ngột tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho đường tiêu hóa và làm giảm vị giác của trẻ.

Bên cạnh đó, thức ăn được hâm lại nhiều lần khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập mà bạn không thể thấy được bằng mắt thường. Khi cho bé ăn, trẻ dễ bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm.

5. Không chú trọng việc rửa tay trước khi ăn

Một số mẹ thương chú trọng vào việc chọn thực phẩm sạch và nấu các bữa cơm sạch mà quên rằng các con hiếu động thường vui chơi thoả thích và chính bàn tay các con không được rửa trước khi ăn là nguồn bệnh cực lớn đối với sức khỏe của trẻ.

Khuyến khích trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi là việc cha mẹ nên làm.

Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn là cách tốt nhất và đơn giản nhất ngăn chặn sự lây lan của vi trùng. Khuyến khích trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi là việc cha mẹ nên làm. Mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách qua những bước cơ bản. Ngoài ra, để tạo hứng thú cho trẻ, mẹ có thể chọn cho bé các loại xà phòng và khăn lau tay mới lạ với màu sắc và họa tiết bắt mắt để bé yêu thích việc rửa tay hơn.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,314,755       163