Mẹ & bé

Đồ chơi – “sách giáo khoa” kiểu mới của trẻ

Mẹ đừng vội la rầy khi thấy con tháo gỡ đồ chơi, xếp lại, thay đổi vị trí đồ vật trong nhà, hay gắn món này vào món kia vì đây chính là biểu hiện cho thấy con bạn nổi trội về trí thông minh Không gian – Thị giác.

Vì sao trẻ thích nghịch phá đồ chơi?

Chuyện trẻ nhỏ thường thích nghịch phá đồ chơi, tự ý di chuyển, sắp xếp lại đồ đạc theo ý thích riêng khiến không ít phụ huynh đau đầu. Cũng ở trong tình trạng tương tự mẹ Tâm Đan chia sẻ trong chủ đề thảo luận mỗi trẻ có 1 tài năng riêng, con của mẹ thuộc loại tài năng nào? [hyperlink] tại diễn đàn dành cho cha mẹ cho hay : “Như nhiều mẹ khác, mình cũng từng rất đau đầu với cậu nhóc 2 tuổi rưỡi nhà mình vì bé thường xuyên phá đồ chơi hoặc sắp xếp lại vị trí đồ vật trong nhà theo cách thức riêng của mình. Dù mẹ la mắng, khuyên bảo thậm chí dọa đét mông nhưng tình trạng nghịch, phá đồ chơi vẫn cứ lặp lại. Ban đầu mình khá lo lắng vì sự ương bướng của bé. Đến khi được chị bạn mách về thuyết Trí thông minh đa diện và làm bài khảo sát Bé thuộc loại thông minh nào? - hyperlink app address thì mình hoàn toàn bất ngờ. Hóa ra bé nhà mình có trí thông minh Không gian- Thị giác nổi trội nên mới tò mò và hứng thú hơn với các loại mô hình; lúc nào cũng muốn tự tay tạo ra một mô hình theo trí tưởng tượng của mình chứ không phải là nghịch phá như mình vẫn tưởng”.

Trẻ nổi trội trí thông minh Không gian – Thị giác thường có hứng thú hơn với các loại mô hình, thích sắp xếp lại các đồ vật theo vị trí riêng.

Theo Thuyết Thông minh đa diện, do hai nhà tâm lý học Giáo sư Harvard Howard Gardner và Tiến sĩ Thomas Armstrong công bố và phát triển, hiện đang được Viện Nghiên cứu Giáo dục Phát triển tiềm năng con người IPD cũng Wyeth Nutrition nghiên cứu, biên soạn tại Việt Nam, trẻ có thể mạnh về trí thông minh Không gian - Thị giác thường có sự quan tâm đặc biệt đến màu sắc, hình ảnh, hình khối của đồ vật. Trẻ nổi trội về trí thông minh này thường thích các loại sách, tranh ảnh có nhiều màu sắc sinh động, các món đồ chơi thiên về lắp ghép - xây dựng. Những lúc chơi, trẻ thích tự mình sắp xếp lại các đồ vật, thích tháo gỡ và “nghiên cứu” các món đồ chơi của mình.

Làm sao để phát triển trí thông minh của trẻ?

Từ ngày hiểu được nguyên nhân vì sao cu cậu thích tháo gỡ, lắp lại đồ chơi, Mẹ Tâm Đan thường hay mua các món đồ chơi mô hình lắp ghép của Lego để khuyến khích con tháo lắp theo ý thích và hướng dẫn “phục hồi nguyên trạng” khi con cần sự giúp đỡ. “Dạo gần đây, nhóc nhà mình có thể tháo được một chiếc xe đơn giản và lắp lại được như cũ. Trước đây bé chỉ tháo được mà không lắp lại được hoàn chỉnh. Các món xếp hình, rubik trẻ lắp lại rất nhanh”, Mẹ Tâm Đan tự hào chia sẻ. Cũng gặp trường hợp tương tự mẹ Tâm Đan, mẹ Yến Nguyễn chia sẻ trên diễn đàn: “Nhiều khi buồn cười lắm các mẹ ạ. Có hôm cu cậu nhà mình bưng nguyên rổ đồ chơi đổ ào xuống nhà, cười như nắc nẻ. Nhìn con bày bừa lộn xộn mà mình phát cáu, hỏi ra mới biết là cu cậu “diễn” lại cảnh mưa; hay là khi tắm thì phải cầm nguyên vòi xịt nước bắt chước mẹ tìm cách sử dụng làm nước bắn tung tóe.... Ngày xưa, mỗi khi thấy bé “nghịch phá” như thế là mình bực lắm, vừa không biết làm sao để bé “ngoan” hơn. Nhưng nay thì khác rồi, biết bé nổi trội trí thông minh Logic – Toán học thì mẹ con cũng thân nhau hơn vì không còn những trận la oan như ngày xưa nữa. Thế mới thấy, việc phát hiện ra các loại hình trí thông minh nổi trội và tạo điều kiện để trẻ phát triển là vô cùng cần thiết.”

Đồ chơi – “sách giáo khoa” kiểu mới của trẻ

Trong buổi tư vấn trực tuyến tại trang mạng fanpage của nhãn hàng sản phẩm dinh dưỡng Promise GOLD [hyperlink], PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh đã chia sẻ với người tham dự rằng đồ chơi cũng chính là “sách giáo khoa” kiểu mới của trẻ. Những hành động tưởng như nghịch phá của trẻ như: tháo – lắp đồ chơi, di chuyển đồ vật, sắp xếp đồ đồ chơi theo quy luật do chính bé sáng tạo ra… như con Mẹ Tâm Đan hay Mẹ Yến Nguyễn lại chính là lúc trẻ tìm tòi, học hỏi thêm về cách quy luật, nguyên tắc và tự mình tìm ra câu trả lời cho các thắc mắc như: “bánh xe này tháo ra và lắp lại như thế nào?”, … Quan trọng hơn, đây còn chính là biểu hiện cho thấy bé nổi trội ở trí thông minh Không gian – Thị giác, một trong tám loại hình trí thông minh ở trẻ theo thuyết Trí thông minh đa diện gồm: Ngôn ngữ, Logic- Toán học, Không gian - Thị giác, Âm nhạc - Nhịp điệu- Tiết tấu, Tự nhiên, Nhận thức bản thân, Tương tác xã hội, Vận động cơ thể.

Nếu khéo tận dụng đồ chơi – “sách giáo khoa” kiểu mới của trẻ - mẹ có thể giúp trẻ phát huy loại hình trí thông minh sẵn có và các loại hình trí thông minh còn lại.

Mỗi trẻ sinh ra đều nổi trội ở một hay nhiều loại trí thông minh khác nhau. Nếu được cha mẹ phát hiện và nuôi dưỡng, giáo dục khoa học và hợp lý thì trẻ có thể vượt trội, dẫn đầu trong lĩnh vực trẻ có khả năng. Để biết chắc con mình nổi trội kiểu trí thông minh nào, mẹ có thể làm bài trắc nghiệm “Bé thuộc loại thông minh nào?”. [hyperlink]. Bài trắc nghiệm gồm 40 câu hỏi do Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền – Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và nhãn hàng S-26 Promise GOLD biên soạn, giúp mẹ nhận diện trí thông minh của trẻ. Sau khi biết trẻ nổi trội ở loại hình trí thông minh nào, mẹ sẽ có cơ sở để xây dựng phương pháp dạy con phù hợp để khuyến khích bé phát triển những tài năng nổi trội của mình.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển trí thông minh của trẻ

Có 3 yếu tố quyết định đến sự thông minh của trẻ là: di truyền, giáo dục và dinh dưỡng. Bên cạnh yếu tố di truyền không thể thay đổi và phương pháp giáo dục được phân tích ở trên, cha mẹ vẫn có thể góp phần tác động thêm về mặt dinh dưỡng, để giúp con ngày càng vượt trội.

Các loại chất dinh dưỡng cần thiết để giúp trẻ phát triển đầy đủ bốn khía cạnh: trí não, tầm vóc, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Hiện nay không ít gia đình chỉ tập trung phát triển trí não cho trẻ. Nhưng như vậy là chưa đủ, trẻ cần được hỗ trợ phát triển cả về trí não – để bé tiếp thu, học hỏi tốt hơn; tầm vóc – giúp trẻ sẵn sàng cho sự vận động cần thiết; hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ cho bé hấp thụ tốt, tối ưu các chất dinh dưỡng bổ sung mỗi ngày và hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh, tăng khả năng tiếp xúc, cơ hội học hỏi với môi trường bên ngoài.

 Khám phá cách dạy con kiểu mới qua thuyết Thông minh đa diện

Trên Diễn đàn nổi tiếng Webtretho, trong chuyên mục “Con thông minh đa diện- tại sao không?”, mẹ có thể cùng tham gia để chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật thông tin bổ ích về cách dạy trẻ kiểu mới thông qua Thuyết Trí thông minh đa diện. Ngoài ra, mẹ có thể tham gia cuộc thi ảnh “Bé thuộc loại thông minh nào?” [hyperlink] để có cơ hội nhận các phần quà hấp dẫn từ nhãn hàng S-26 Promise Gold diễn ra từ 30/7/2015 đến hết 18/8/2015.

Sản phẩm dinh dưỡng S-26 Promise GOLD được Wyeth Nutrition giới thiệu dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên với hệ dưỡng chất Wyeth BIOFACTORS giúp trẻ có nền tảng để phát triển ở cả bốn khía cạnh: Trí não, Tầm vóc, Hệ tiêu hóa và Hệ miễn dịch.

Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm của Wyeth Nutrition, truy cập vào địa chỉ trang web: www.wyethnutrition.com.vn

aFamily

      © 2021 FAP
        1,237,367       763