Mẹ & bé

5 điều mẹ bầu không mong muốn lúc vượt cạn

Khoảnh khắc vượt cạn đôi khi đem đến những bất ngờ không mong muốn cho các bà mẹ đang hồi hợp chờ đợi đứa con thân yêu của mình chào đời.

Dưới đây là năm điều nhiều không mong muốn trong ngày trọng đại ấy.
1. Lần đầu tiên sẽ mất nhiều thời gian
Những người lần đầu làm mẹ thường không mong muốn thời gian nằm trên bàn đẻ sẽ kéo dài. Nhiều phụ nữ ngạc nhiên với thời gian sinh nở lần đầu lâu hơn họ nghĩ. Nó thường kéo dài đến 24 giờ hoặc thậm chí lâu hơn. 
2. Lần thứ hai lại nhanh chóng  
Thú vị là rất nhiều bà mẹ sinh con lần hai, vốn có cuộc vượt cạn lần đầu kéo dài, lại thấy sốc khi đứa con thứ hai ra nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Vì thế khi những cơn đau chuyển dạ bắt đầu đến nhiều hơn, hãy lắng nghe cơ thể của bạn để biết được thời gian lâm bồn thực sự là lúc nào.
5 điều mẹ bầu không mong muốn lúc vượt cạn 1
3. Bác sĩ của bạn không ở bên bạn suốt quá trình sinh nở
Nhiều bà mẹ thường mong đợi bác sĩ sẽ ở bên mình trong suốt thời gian sinh nở và ngạc nhiên khi thấy họ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn (thường là nửa sau của quá trình, khi bạn bắt đầu đẩy bé ra). Nếu muốn có một bác sĩ nào đó ở bên cạnh toàn bộ thời gian để được hỗ trợ nhiều hơn thì chắc chắn bạn phải đăng ký dịch vụ rồi.
4. Bạn có thể không cần dùng thuốc trợ giúp
Những mẹ bầu nào hy vọng nhờ cậy vào sự trợ giúp của thuốc thì đều ngạc nhiên khi có thể sinh nở một cách tự nhiên. Chúng ta đã nghe nhiều về cảm giác hạnh phúc mà các bà mẹ cảm thấy khi đưa một sinh linh nhỏ bé đến thế giới một cách tự nhiên – cũng như cách cơ thể của họ có thể làm nhiều hơn những gì  họ nghĩ mình có thể.
5. Chứng kiến giây phút các ông chồng vô cùng nhạy cảm
Nhiều phụ nữ rất ngạc nhiên khi thấy các ông chồng của mình khóc khi thấy em bé sinh ra. Đây là một trải nghiệm cảm xúc – sự trào dâng tột bậc của 9 tháng hy vọng, mong đợi, lo lắng và hạnh phúc – đã “bùng phát” vào giây phút cuối cùng then chốt. Trong khi đó, nhiều bà mẹ lại ngỡ ngàng khi thấy chán nản sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh thực sự là một hiện trạng phổ biến, thế nên việc được hỗ trợ và tìm các nguồn lực có thể giúp bạn và em bé của bạn được điều chỉnh là rất quan trọng.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,333,475       410