Mẹ & bé

Bí quyết giao tiếp với con trẻ của một tiến sĩ tâm lý

Trong bài viết hôm nay, tôi muốn chia sẻ những gì tôi đã học được về cách nói chuyện với trẻ khi tôi mới có con.

Con gái của chúng tôi, Rachel, vẫn chưa tròn 3 tuổi khi tôi sinh bé thứ 2. Vài tháng đầu, bé ngủ trong nôi trong phòng ngủ của bố mẹ và ngay sau đó cậu bé bắt đầu chia sẻ phòng ngủ với chị gái của mình. Con bé có tỏ ra chút ghen tị với em trai. Cho đến bây giờ , Rachel mới có vẻ quen với vai trò mới của mình như một người chị gái. Nhưng tối nay, khi đi ngủ, Rachel nói với tôi "Con không muốn em bé ngủ trong phòng của con".

Mới đầu tôi nghĩ đây chỉ là vấn đề nhỏ, một chuyên gia tâm lý như tôi có thể dễ dàng giải quyết được. Tôi nói với Rachel là tôi hiểu được cảm xúc của con. Chúng tôi đã chú ý tới con bé ít hơn từ khi em bé được sinh ra. Và căn phòng này từng là phòng của con nhưng bây giờ nó là phòng chung của 2 chị em. Rachel im lặng nghe giải thích của tôi và đáp lời: "Vâng, được thôi, nhưng con vẫn không muốn nó ngủ trong phòng của con".

Không biết phải làm gì tiếp, tôi liền chia sẻ với con câu chuyện của chính mình. "Ba sẽ kể cho con một câu chuyện. Khi ba còn nhỏ ba đã dùng chung phòng ngủ với chú Bob và chú Steve", Rachel mở to mắt đầy ngạc nhiên và con bé bắt đầu lắng nghe một cách chăm chú. Nhanh chóng con bé chìm vào giấc ngủ. Đêm tiếp theo và trong vài tháng sau đó, khi tôi cho con đi ngủ, con bé luôn nói: "Hãy kể chuyện hồi nhỏ của ba cho con nghe".

Bí quyết giao tiếp với con trẻ của một tiến sĩ tâm lý 1

Khi tôi cho con đi ngủ, con bé luôn nói: "Hãy kể chuyện hồi nhỏ của ba cho con nghe". (Ảnh minh họa)

Trong công việc, khi đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh làm sao để giúp trẻ đương đầu với cảm giác lo lắng và thất vọng trong quá trình trưởng thành, tôi thường nhớ đến cuộc đối thoại với con gái. Những câu chuyện về trải nghiệm của bản thân cha mẹ rất có ích.

Ví dụ, khi bọn trẻ lo lắng về ngày đầu tiên ở trường hay trại hè; hoặc khi chúng thấy đau vì bị bạn từ chối; hoặc khi ai đó trong gia đình mất. Chúng ta nên để các con biết rằng chúng ta cũng đã từng phải chịu nỗi thất vọng và có những khoảnh khắc thấy xấu hổ. Sau đó chúng ta có thể nói chuyện với con về cách mình đã vượt qua sự thất vọng đó - và nói với chúng bố mẹ tin rằng con sẽ vượt qua.

Kể cho con những câu chuyện trong cuộc đời của chính mình là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy con ở nhiều nền văn hóa. Đó thường là những câu chuyện về sự cảnh giác, về những mối nguy hiểm để tránh hoặc những đức tính được ngưỡng mộ.

Kinh nghiệm của tôi đang được hỗ trợ nghiên cứu bởi nhà tâm lý học Marshall Duke và Robyn Fivush, cùng với các đồng nghiệp của họ thuộc Đại học Emory Center for Myth and Ritual in American Life. Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của những câu chuyện như một cách nâng cao khả năng phục hồi của trẻ ở độ tuổi đi học.

Trong một số nghiên cứu sự hiểu biết của trẻ về lịch sử gia đình có liên hệ với mức độ hạnh phúc và cảm giác tích cực về bản thân. Ví dụ bọn trẻ rất thích thú khi được hỏi "Con có biết cha mẹ gặp nhau như thế nào không?" hay "Cháu có biết nơi ông bà lớn lên không?".

Theo kinh nghiệm của tôi, với vai trò là bác sỹ trị liệu tâm lý cho trẻ, cũng là một phụ huynh, không có cách thức nào đơn giản mà hiệu quả bằng việc chia sẻ nhưng câu chuyện của chính cha mẹ để gây chú ý với trẻ và củng cố tinh thần chúng. Khi trẻ em đang cảm thấy lo lắng, thất vọng hay buồn, những câu chuyện về trải nghiệm của ba mẹ sẽ khích lệ và đem lại hy vọng cho chúng.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,250,736       720