Mẹ & bé

Chuyện đi đẻ ở Anh: Sản phụ cũng gặp rủi ro vì thiếu bác sĩ

Anh đứng thứ 3 trong số 35 nước thu nhập cao có tỷ lệ trẻ sơ sinh chết cao nhất, chỉ sau Pháp và Úc.

Tiến sĩ David Richmond – Chủ tịch Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia Anh cho biết hàng trăm trẻ sơ sinh có thể bị chết trong khi sinh ở Sở Y tế mỗi năm là do sự thiếu hụt đội ngũ y bác sĩ. Số liệu cũng chỉ ra mỗi năm có 300 trẻ chết trong khi sinh hoặc ngay sau đó một thời gian ngắn cùng với hơn 1.200 trẻ bị tổn thương về não bộ và các các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Chuyện đi đẻ ở Anh: Sản phụ cũng gặp rủi ro vì thiếu bác sĩ 1
1 Tiến sĩ Richmond cho hay nhiều bà mẹ phải chịu việc “mất con một cách hoàn toàn không đáng có”
Cùng lúc đó, tại phòng thai sản Sở Y tế quốc gia cũng đang trong tình trạng khủng hoảng do thiếu hụt nhân viên và không thể đối phó với sự bùng nổ các ca sinh nở đã trở nên ngày một phức tạp do những người mẹ ngày một lớn tuổi và béo phì hơn.
Tiến sĩ Richmond – đại diện cho 6.000 bác sĩ sản khoa Anh cho biết: “Chúng ta cần nhìn thấy một sự thật rằng thiếu hụt nhân sự đã khiến các bác sĩ phải chịu nhiều áp lực và bận rộn hơn, mặt khác việc các trang thiết bị y tế cũ kỹ cũng có thể là một yếu tố đem lại kết quả xấu”.
Ông cũng chỉ trích tỷ lệ thai chết lưu cao ở Anh (xếp thứ 3 trong số 35 nước có thu nhập cao, chỉ sau Pháp và Úc) – gần 4000 ca/ năm hay khoảng 10 ca/ ngày – như là một mất mát to lớn và phần lớn có thể phòng ngừa mất mát này. Richmond bức xúc nói: “Mặc dù những con số này đã giảm gần đây nhưng vẫn còn nhiều bà mẹ ở thế kỷ 21 phải chịu việc mất con một cách không đáng có”.
Chuyện đi đẻ ở Anh: Sản phụ cũng gặp rủi ro vì thiếu bác sĩ 2
Lực lượng bác sĩ và y tá không tỷ lệ thuận với tỷ lệ sinh.
Trong một thập kỷ vừa qua, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Anh đã tăng 22% và theo số liệu mới nhất vào năm ngoái thì đã có 144 trẻ chết trong khi sinh và hơn 134 trẻ chết một tuần sau khi sinh. Vì thế, cũng theo Richmond, mỗi giờ các bệnh viện cần thêm khoảng 800 bác sĩ để hỗ trợ và can thiệp thường xuyên khi các sự cố phức tạp nảy sinh trong quá trình lâm bồn của người mẹ.
Vấn nạn hàng năm có khoảng 1200 trẻ bị các chấn thương về não bộ được Richmond giải thích là do “thiếu oxy nghiêm trọng”, sẽ liên quan đến việc trẻ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương não và khuyết tật suốt đời: “Đây là những em bé được sinh ra trong điều kiện rất xấu và có thể có nhịp tim đập rất chậm hay miễn cưỡng thở hoặc không phản ứng với sự kích thích từ ngoài”.
Với mỗi trường hợp như vây, Sở Y tế quốc gia phải tốn hàng triệu bảng Anh để bồi thường cho các chi phí đáng kể từ việc phải chăm sóc sức khỏe suốt đời cho trẻ. 
Chuyện đi đẻ ở Anh: Sản phụ cũng gặp rủi ro vì thiếu bác sĩ 3
“Có rất nhiều bà mẹ trải qua thai kỳ và sinh nở một cách an toàn nhưng thi thoảng những bi kịch vẫn xảy ra”
Khi được hỏi về nguyên ngân cái chết của trẻ, vị tiến sĩ này cho biết: “Có rất nhiều phụ nữ trải qua kỳ mang thai và sinh nở an toàn nhưng thi thoảng bi kịch vẫn xảy ra. Những bi kịch này thường do nhiều yếu tố và đòi hỏi phải được điều tra kỹ lưỡng để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Điều này tuy ít xảy ra khi những lỗi lầm nhỏ khi tích tụ lại dẫn tới bệnh”.
Ông cũng nói thêm: “Sửa chữa những vấn đề này không phải là dễ. Ngoài ra, có một sự khác biệt nữa: Các trận đánh thường được hủy bỏ bởi những lý do an toàn – tuy nhiên, những ca cấp cứu trong suốt thai kỳ và sinh nở lại không thể hủy bỏ được”.
Cộng thêm với sự thiếu hụt đội ngũ bác sĩ, Đại học Nữ hộ sinh Hoàng gia ước tính Sở y tế quốc gia cần thêm 5.000 nữ hộ sinh để đảm bảo khắc phục được vấn nạn này. 
Trái ngược với những nhận định của Richmond, Tiến sĩ Dan Poulter, Bộ trưởng Y tế Anh lại cho biết tỷ lệ tử vong trong khi sinh đang giảm dần: “Tỷ lệ trẻ tử vong trong và sau sinh hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1993 đến nay, tuy nhiên vẫn còn có nhiều chuyện cần phải làm. Sở Y tế là một nơi an toàn để sinh nở với các phản hồi đáng tin tưởng từ phụ nữ và sự tự tin của nhân viên”.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,250,729       278