Sức khỏe

Còn lười uống nước và nhịn tiểu, bạn nên "xác định" với bệnh gây đau đớn khủng khiếp này

Sỏi thận có thể gây ra cơn đau khủng khiếp nếu bị phá vỡ và đẩy vào niệu quản - ống dẫn đến bàng quang.

Lười uống nước và nhịn tiểu

Sỏi thận có thể có kích thước từ nhỏ như các tinh thể cho đến to như quả bóng bàn. Sỏi thận có thể gây ra cơn đau dữ dội nếu bị phá vỡ và đẩy vào niệu quản - ống dẫn đến bàng quang.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, từ các điều kiện y tế cho đến thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Khi bạn không uống đủ nước , muối, khoáng chất và các chất khác trong nước tiểu có thể liên kết với nhau tạo thành sỏi thận. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sỏi thận.

Nhịn tiểu có thể gây ra triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang. Trong khi đó, sỏi thận cũng là hệ quả của triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn, nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Còn lười uống nước và nhịn tiểu, bạn nên xác định với bệnh gây đau đớn khủng khiếp này - Ảnh 1.

Lười uống nước và nhịn tiểu có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Các nguyên nhân khác gây sỏi thận

Một số điều kiện y tế có thể tăng nguy cơ phát triển sỏi thận:

- Bệnh gout. Căn bệnh làm tăng acid uric trong máu và nước tiểu có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.

- Tăng calci niệu (mức canxi cao trong nước tiểu). Đây ra căn bệnh di truyền có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận trong khoảng hơn ½ trường hợp bệnh nhân mắc bệnh. Những người mắc căn bệnh này thường thường hấp thụ quá nhiều canxi từ thức ăn và bài tiết qua nước tiểu – nơi có thể hình thành canxi photphat hoặc sỏi canxi oxalat.

- Các điều kiện khác liên quan đến tăng nguy cơ sỏi thận bao gồm hội chứng tăng năng tuyến cận giáp, bệnh thận và các chứng bệnh chuyển hóa di truyền khác.

- Các bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao cũng liên quan đến nguy cơ cao phát triển sỏi thận.

- Những người bị bệnh viêm ruột cũng có nhiều khả năng bị sỏi thận.

- Những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ đường ruột hoặc phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ cao bị sỏi thận.

- Chế độ ăn quá nhiều protein động vật, nhiều muối, nhiều đường, bổ sung quá lượng vitamin D và ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalat như rau bina cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.

Còn lười uống nước và nhịn tiểu, bạn nên xác định với bệnh gây đau đớn khủng khiếp này - Ảnh 2.

Hạn chế ăn protein động vật để ngừa nguy cơ sỏi thận.

Làm thế nào để phòng ngừa sỏi thận?

1. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận. Nước chanh và nước cam cũng được xem là những sự lựa chọn tốt bởi loại nước này có chứa xitrat có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Bạn nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Nếu bạn tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều hoặc có tiền sử bị sỏi thận, bạn cần uống thêm nước.

2. Giảm lượng muối

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ sỏi thận. Quá nhiều muối trong nước tiểu có thể ngăn không cho canxi hấp thu từ nước tiểu và máu. Điều này gây ra lượng canxi thừa trong nước tiểu, có thể dẫn đến sỏi thận.

3. Ăn ít protein động vật

Thực phẩm giàu protein động vật có tính acit và có thể làm tăng acid trong nước tiểu. Do vậy, bạn nên hạn chế nguồn protein từ động vật như thịt bò, cá, thịt heo hay gia cầm.

*Theo Healthline/Mayoclinic

aFamily

lười uống nước, nhịn tiểu, sỏi thận, Niệu quản, Hệ tiêu hóa


      © 2021 FAP
        921,942       743