Sức khỏe

Quý ông suýt chết, lọc máu ra cả lít dịch đen như nước cống vì... uống rượu

Anh Hoa có tiền sử uống rượu nhiều, ngày nào cũng uống, đặc biệt vào dịp Tết anh uống rượu càng lên nên dẫn đến phải đi cấp cứu vì bệnh viêm tụy cấp.

Suy đa tạng, suýt chết vì viêm tụy cấp

Lê từng bước chân khó nhọc với đôi chân chậm chạp, da xanh như tàu lá, giọng nói run rẩy nhưng anh Trần Văn K. 39 tuổi, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội vẫn cảm ơn bác sĩ và trời phật đã đưa anh từ cõi chết trở về.

Anh K. kể lại, chiều 30 Tết anh và mọi người vẫn ăn uống vui vẻ để chuẩn bị đón giao thừa. Hôm đó, anh còn giúp vợ mổ gà.

Đến đêm, anh xuất hiện triệu chứng bụng đau dữ dội kèm theo nôn ói , nôn nhiều nhưng không đỡ đau, con đau chạy ra cả phía lưng khiến anh phải ôm bụng kêu, mồ hồi đầm đìa. Vợ anh lo quá nhưng bối rối vì nghĩ có thể chồng bị ngộ độc thực phẩm nên cho anh uống trà thải độc và viên giảm đau.

Tuy nhiên tình trạng đau không đỡ, vợ anh lo lắng bối rối không biết làm gì. Chị gọi xe cấp cứu và đưa chồng vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu lúc đó đã là gần 6h tối.

Tại Bệnh viện, chỉ số men tụy của anh tăng gấp 20 lần so với mức bình thường. Hình ảnh siêu âm, CT-scan cho thấy vùng thân tụy hoại tử. Ngay tại thời điểm nhập viện, người bệnh đã có dấu hiệu suy thận, vô niệu và cần hồi sức tích cực, bồi hoàn nước điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Nhớ lại lúc đó, chị Dương vợ anh vẫn cảm thấy "đứng tim" khi bác sĩ nói tình trạng chồng chị rất nặng, lại rơi vào đêm giao thừa nên tâm trạng chị vừa lo, vừa tủi vì không biết làm thế nào.

Có lúc anh K rơi vào hôn mê vì suy đa tạng phải thở máy, 10 phần thì chỉ có 1 phần sống. Đến gần giao thừa nghe bác sĩ nói về bệnh của chồng, chị vừa khóc vừa gọi về cho gia đình nội ngoại. Cả hai bên họ mất Tết và thuê xe lập tức lên Hà Nội.

Sau 13 ngày nằm viện cấp cứu, anh K mới an toàn thoát khỏi cửa tử. Trở về nhà sau trận cấp cứu nhớ đời, anh K thì thầm "chắc anh bỏ rượu đến già".

Quý ông suýt chết, lọc máu ra cả lít dịch đen như nước cống vì... uống rượu - Ảnh 1.

Rượu là thủ phạm gây viêm tuỵ cấp nhiều nhất

Cả lít dịch như nước cống

Trường hợp anh Vũ Ngọc Hoa (44 tuổi) ngoại thành Hà Nội bị đau bụng, nôn nhưng anh cố chịu không đi viện. Đến khi tình trạng đau không chịu nổi nữa anh ngã quỵ xuống, người thân mới đưa anh vào bệnh viện huyện cấp cứu. Ngay sau đó anh rơi vào hôn mê nên được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân ở trong tình trạng nặng với biểu hiện suy đa phủ tạng tiến triển nhanh bao gồm suy hô hấp, tuần hoàn, suy gan , suy thận... Bệnh nhân đã được đặt ống thở hỗ trợ hô hấp rồi chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục đánh giá, điều trị.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, với sự phối hợp các triệu chứng diễn biến, chụp cắt lớp ổ bụng và các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp bị viêm tụy cấp hoại tử nặng với biến chứng suy đa phủ tạng.

Để điều trị tích cực bệnh nhân, các bác sĩ đã cho thay huyết tương, lọc máu liên tục đồng thời dẫn lưu ổ bụng để lấy dịch hoại tử. Mỗi ngày lọc máu, dịch từ bụng ra hàng lít đen xì như nước cống.

Anh Hoa có tiền sử uống rượu nhiều, ngày nào cũng uống, đặc biệt vào dịp Tết anh uống rượu càng lên nên dẫn đến phải đi cấp cứu vì bệnh viêm tụy cấp.

Quý ông suýt chết, lọc máu ra cả lít dịch đen như nước cống vì... uống rượu - Ảnh 2.

Giáo sư Nguyễn Gia Bình

Giáo sư Nguyễn Gia Bình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số lượng ca cấp cứu do viêm tuỵ cấp ngày càng tăng.

Hiện nay việc điều trị viêm tụy cấp đã tiến bộ hơn, cơ hội sống cho bệnh nhân cao hơn nhưng đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm. Nếu như 10 năm trước khi bị viêm tuỵ cấp 10 bệnh nhân cùng lắm chỉ sống được 1 bệnh nhân, thì đến nay bệnh nhân được cứu là 5/10. Tuy nhiên, bệnh lý này diễn biến quá nhanh nên bệnh nhân vào viện khi đã nặng và có biến chứng.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính ở tụy do hoạt hóa các proenzyme ngay tại tụy gây ra sưng, phù nề tổ chức tụy hoặc nặng hơn nữa là gây ra chảy máu, hoại tử trong nhu mô tụy.

Dấu hiệu của viêm tụy cấp là đau bụng vùng trên rốn. Đau bụng dữ dội và thường lan ra sau lưng, đau khi cử động mạnh, thở sâu, có thể xuất hiện nhiễm trùng (sốt) trong viêm tụy cấp do rượu và thường đến muộn sau 5-7 ngày.

Ngoài ra, có thể xuất hiện sưng và tăng cảm giác đau thành bụng, buồn nôn, nôn mửa, trướng bụng, mạch nhanh, vàng da hoặc có thể có dấu xuất huyết nội hay các mảng bầm tím ở quanh rốn hay vùng hông.

aFamily

lọc máu, tác hại của rượu, những bệnh không nên uống bia rượu, Viêm tụy cấp


      © 2021 FAP
        922,398       781