Nếu ngày bình thường chúng ta đã luôn luôn phải lo ngại bởi những độc tố thì ngày Tết, nỗi lo ngộ độc tăng thêm gấp bội bởi hàng tá những món ăn khác nhau.
Với tâm lý “cả năm mới có một ngày Tết” nên rất nhiều người tỏ ra dễ dãi hơn với sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia thải độc cảnh báo : “Nguy cơ nhiễm độc ngày Tết có thể cao gấp ba lần ngày thường”. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ hứng chịu những hậu quả khó lường sau kì nghỉ Tết.
Trong những ngày Tết, các gia đình thường mua khá nhiều các loại thực phẩm rất phong phú dành sử dụng cho đủ dăm ba ngày Tết. Các loại thức ăn ngày Tết thường là các món ngọt như bánh mứt, kẹo, nước ngọt, các món mặn như thịt kho tộ, bánh chưng, bánh tét, bánh ít, hoặc rau xà lách, trái cây tươi và các món ăn chế biến khác đều ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu chúng được chế biến và bảo quản không đúng qui cách.
Ngày Tết hội tụ rất nhiều món ăn khác nhau nên nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa
Nếu là hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc thường chứa các chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất làm tăng độ dai, giòn, chất tạo màu độc hại, chưa kể các chất phụ gia trong quá trình đóng gói và trong vật liệu bao bì ngấm vào thực phẩm dễ gây ngộ độc.
Trong khi đó các món ăn từ thịt chế biến sẵn như lạp xưởng, thịt hun khói chứa nhiều chất hữu cơ gốc nitrate gây ung thư. Các thức ăn từ đồ hộp nếu quá hạn sử dụng sẽ bị nhiễm vi khuẩn (như Clostridium botulinum là loại vi khuẩn tiết ra độc tố gây liệt thần kinh cơ) zây nguy hại sức khỏe.
Các món ăn được nấu nướng tại nhà nếu chế biến không hợp vệ sinh hoặc chế biến xong mà bảo quản không đúng cách trong thời tiết nóng bức cũng sẽ gây ngộ độc do nhiễm khuẩn. Có nhiều loại vi sinh vật khi nhiễm vào thức ăn tạo ra nhiều loại độc tố gây ngộ độc như phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Shigella spp, Clostridium perfrigens), vi nấm (Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus) gây mốc trên ngô, đậu và lạc, sản sinh ra độc tố (aflatoxin gây) ung thư gan.
Các món rau xà lách trộn, gỏi trộn nguyên liệu sử dụng thường là rau sống, nếu không được rửa kỹ, sâch sẽ dễ chứa những mầm bệnh như: Gây bệnh kiết lỵ do amip (Entamoeba histolytica); gây bệnh tiêu chảy (Esherichia coli). Ngoài ra, nếu rau sống còn dư lượng thuốc trừ sâu lớn sẽ gây ngộ độc thuốc trừ sâu… đặc biệt là khoai tây - nếu để lâu không sử dụng sẽ sản sinh loại độc tố solanin rất nguy hại đối với sức khỏe con người.
Không ai muốn khởi đầu một năm với một sức khỏe xập xệ, nhưng cũng không ai muốn bỏ lỡ dịp được vui vẻ cùng bạn bè, người thân. Thật khó để cân bằng giữa hai việc này. Sau đây là lời khuyên của một số chuyên gia để giúp bạn cân bằng giữa sức khỏe và việc vui chơi trong dịp Tết:
Không được ăn quá nhiều
Mỗi khi được mời, hãy chỉ nhấm nháp một ít và lựa chọn những thứ tốt cho sức khỏe. Nếu có hoa quả hãy chọn hoa quả thay cho bánh kẹo, mứt ngọt… Uống trà thay cho nước ngọt, rượu bia khi có thể. Ăn nhiều rau xanh thay cho bánh chưng, giò chả. Không thể tránh việc được mời ăn, nhưng bạn có thể giảm số lượng, và tăng chất lượng những thứ mà bạn ăn.
Cần nghỉ ngơi
Một giấc ngủ trưa ngắn hay chợp mắt một chút khi có thể sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo để tiếp tục những cuộc vui.
Chú ý đến giới hạn của bản thân
Ngày Tết sẽ trở nên kém vui khi bạn trở về trong tình trạng say xỉn. Do đó, hãy biết dừng lại đúng lúc.
Thải độc cơ thể
Nếu bạn đang ngụp lặn trong mớ độc tố không tìm thấy lối thoát thì hãy bắt đầu một liệu trình thải độc. Cơ thể hứng chịu nhiều độc tố hơn đồng nghĩa với việc hệ thống thải độc phải làm việc nhiều hơn, nhưng hệ thống này cũng có giới hạn của nó. Một khi hệ thống thải độc quá tải, các độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và tấn công các cơ quan bộ phận dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau, trong đó có ung thư.
hậu quả khó lường, rau xà lách, trái cây tươi