Sức khỏe

Tạp chí uy tín thế giới viết về 2 chất độc trong quả dư bán chưng Tết tràn lan ở Việt Nam

Trong quả dư được bày bán chưng Tết tràn lan ở các chợ có chất Solanine và Anticholinergic, những chất này gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, thậm chí gây tử vong với liều cao.

Ngộ độc Solanine

Solanine là một chất được tìm thấy ở trong quả dư, là một loại chất độc Glycoalkaloid gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, thậm chí tử vong nếu sử dụng quá nhiều.

Ngộ độc Solanine chủ yếu biểu hiện các triệu chứng rối loạn dạ dày - ruột và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày, nóng rát cổ họng, rối loạn nhịp tim , gặp ác mộng, nhức đầu, chóng mặt, ngứa, chàm, rối loạn chức năng tuyến giáp , viêm và đau khớp.

Trong các trường hợp nặng hơn nạn nhân sẽ bị ảo giác, mất cảm giác, tê liệt, sốt, vàng da , giãn đồng tử, hạ thân nhiệt, và có nhiều ca tử vong đã được báo cáo.

Việc tiêu thụ solanine dù chỉ với một mức liều lượng vừa phải cũng có thể gây tử vong. Một nghiên cứu cho thấy rằng, liều từ 2 đến 5 mg/kg cũng có thể gây các triệu chứng ngộ độc và liều từ 3 đến 6 mg/kg trọng lượng cơ thể có thể gây tử vong.

Triệu chứng thường xảy ra sau 8 đến 12 giờ sau khi ăn, nhưng có thể xảy ra nhanh sau 10 phút nếu ăn phải các loại thực phẩm có hàm lượng cao solanine.

Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa mức tiêu thụ khoai tây bị bệnh mốc sương (khoai tây bị nhiễm loài vi sinh Phytophthora infestans làm tăng lượng solanine và các chất glycoalkaloid khác) và tỷ lệ xuất hiện tật nứt đốt sống bẩm sinh ở người.

Tuy nhiên, vẫn có các các nghiên cứu khác không cho thấy sự tương quan giữa tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều solanine và tỷ lệ mắc khuyết tật bẩm sinh .

Tạp chí uy tín thế giới viết về 2 chất độc trong quả dư bán chưng Tết tràn lan ở Việt Nam - Ảnh 1.

Chất độc Solanine có trong khoai tây mọc mầm.

Ngộ độc Anticholinergic

Ngoài solanine, trong quả dư có các chất Scopolamine, Atropine và Hyoscyamine là các chất nhóm Anticholinergic cũng gây độc cho cơ thể nếu sử dụng quá liều.

Chất Anticholinergic ngăn chặn sự gắn kết của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine với các thụ thể muscarinic acetylcholine. Các thụ thể này được tìm thấy ở các dây thần kinh ngoại biên tại ruột, phế quản và tim, các tuyến tiết (nước bọt và mồ hôi), thể mi của mắt, và hệ thần kinh trung ương.

Tạp chí uy tín thế giới viết về 2 chất độc trong quả dư bán chưng Tết tràn lan ở Việt Nam - Ảnh 2.

• Đỏ da: Do sự giãn mạch máu dưới da, là một phản ứng bù trừ của cơ thể để cách tăng lượng máu tới da, qua đó giúp tản nhiệt và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Là một cơ chế bù đắp do mất khả năng sản xuất mồ hôi.

• Khô da: Các tuyến mồ hôi bị ức chế do các thụ thể bị bất hoạt do chất độc, vì vậy nạn nhân sẽ bị khô da.

• Tăng thân nhiệt: Do sự thiếu hụt của các cơ chế giải tỏa nhiệt thông thường (mồ hôi) dẫn đến chứng tăng thân nhiệt.

• Mù mắt : Các thụ thể cholinergic giúp co đồng tử, qua đó đảm bảo quá trình tiếp nhận ánh sáng vào võng mạc diễn ra bình thường. Khi cơ chế này bị ức chế, nạn nhân sẽ không còn thấy gì được nữa trong khoảng thời gian này.

• Mê sảng, ảo giác:

Do các thụ thể muscarinic trong hệ thống thần kinh trung ương (CNS) bị ngăn chặn. Các biểu hiện có thể bao gồm: lo lắng, kích động, rối loạn, rối loạn, mất phương hướng, ảo giác thị giác, hành vi kỳ quặc, mê sảng, rối loạn tâm thần (thường là chứng hoang tưởng), hôn mê và động kinh. Ảo giác mà nạn nhân thường cảm nhận là thấy mình trở nên lớn hơn và nhỏ hơn.

Căng chướng bàng quang: Cơ vòng của bàng quang và niệu đạo đều nằm dưới sự kiểm soát của thụ thể muscarinic; các chất kháng cholinergic làm giảm sự co thắt của cơ trơn (do đó nạn nhân sẽ không có cảm giác muốn đi tiểu) và ngăn không cho mở cơ vòng một cách bình thường (nước tiểu bị giữ lại).

Các đặc điểm triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh, là dấu hiệu sớm nhất và đáng tin cậy nhất của ngộ độc chất anticholinergic, và giảm hoặc mất hoàn toàn nhu động ruột.

* Tham khảo từ các nguồn: NCBI, Inchem, Msue, Medscape

aFamily

đau dạ dày, Rối loạn nhịp tim, Rối loạn chức năng


      © 2021 FAP
        941,885       628