Sức khỏe

Đông y nói đậu đen là thực phẩm tốt "ngoài tưởng tượng", nhưng nhóm người này không nên ăn

Đậu đen được xem là thực phẩm bổ thận, đẹp da, tăng cường tiêu hoá, hỗ trợ bài tiết và rất nhiều tác dụng khác. Nhưng vì tốt mà dùng nhiều sẽ gây hại. Đây là nhóm người nên tránh.

Theo nghiên cứu của Đông y, đậu đen có giá trị dinh dưỡng rất cao, có nhiều cách chế biến, được con người rất ưa chuộng sử dụng. Tác dụng của đậu đen đối với sức khoẻ đã được nhiều công trình nghiên cứu công bố, cho đến nay, đây vẫn được xem là loại hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao "ngoài sức tưởng tượng'.

* Theo Health/SinaTuy nhiên, tốt không có nghĩa là phù hợp để ăn nhiều. Sau đây là những kiến thức quan trọng cần biết trước khi ăn đậu đen.

Tác dụng của đậu đen với sức khoẻ

1. Khi cuộc sống có nhiều áp lực công việc, cơ thể sẽ rất dễ bị suy nhược, cảm thấy toàn thân thiếu sức lực, không thoải mái. Để tăng cường sinh lực, việc chăm sóc thận là rất quan trọng. Đậu đen là một thực phẩm bổ thận tốt, vì vậy khuyến nghị người cần bổ thận thì nên ưu tiên ăn thường xuyên.

2. Đậu đen rất giàu vitamin E, có tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp , vì vậy đây được xem là thực phẩm mà phụ nữ không thể bỏ qua. Trong "Dược điển cổ đại" được ghi nhận đậu đen có tác dụng làm đẹp, sáng mắt, làm cho tóc đen và làn da trắng mềm căng mọng.

3. Tên gọi của đậu đen bắt nguồn từ yếu tố vỏ đậu có màu đen. Hạt đậu chứa anthocyanins, chất xơ thô, chất chống oxy hóa, là những chất dinh dưỡng có tác dụng làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

4. Ngoài ra, theo lý thuyết y học Trung Quốc, "đậu đen là thung lũng của thận," trong lý thuyết âm dương ngũ hành, màu đen đại diện cho hành thuỷ, nước đi cùng với thận, do đó những người thận yếu ăn đậu đen sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm bệnh tiết niệu, đau lưng, bất thường ở âm đạo phụ nữ và triệu chứng lạnh bụng do lạnh âm gây ra.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích khi ăn đậu đen, nhưng cần lưu ý rằng đậu đen không phù hợp với việc ăn sống, đặc biệt là nhóm người bị yếu dạ dày , món ăn này sẽ không dễ tiêu hóa, dẫn đến dễ dàng đau dạ dày. Tuy nhiên, sau khi làm nóng, món ăn này sẽ bị mất mát một số chất dinh dưỡng.

Đông y nói đậu đen là thực phẩm tốt ngoài tưởng tượng, nhưng nhóm người này không nên ăn - Ảnh 1.

Lưu ý khi ăn đậu đen

1, Đậu đen bổ thận nhưng nếu người mắc bệnh thận nặng lại không nên ăn. Vì đây là thực phẩm không dễ tiêu hoá, nếu người mắc bệnh ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng bệnh thận tăng nặng hơn.

2, Trẻ em nhỏ tuổi, người bị thận dương hư, người dị ứng với đậu đen cũng không nên ăn.

3, Món đậu đen rang nóng sẽ chuyển sang tính nhiệt, ăn nhiều dễ gây bốc hoả, khuyến cáo món này nên ăn với lượng vừa phải.

4, Đậu đen không nên kết hợp sử dụng với cách trộn cùng sữa, rau bina, tetracyclin, đậu thầu dầu, ngũ sâm...

Người đang sử dụng thuốc đông y cũng không nên ăn đậu đen và đậu nành đề phòng ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Đông y nói đậu đen là thực phẩm tốt ngoài tưởng tượng, nhưng nhóm người này không nên ăn - Ảnh 2.

Kiêng kỵ khi ăn đậu đen

1, Những người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh (ví dụ như tứ chi lạnh, mệt mỏi, eo và chân đau do lạnh, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng…), nếu ăn đậu đen sẽ làm tăng thêm vào các triệu chứng, và thậm chí dẫn đến các bệnh khác.

2, Những người đang dùng nhiều loại thuốc cần chú ý, do đậu đen có tác dụng giải độc khi các thành phần protein và phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng này kết hợp thành chất kết tủa, vì vậy chúng cũng có tác dụng phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, làm giảm hiệu quả của việc uống thuốc.

3, Người già, trẻ em (thức ăn cho trẻ em có chứa đậu đen) và những người có thể chất yếu ớt cần lưu ý hàm lượng protein của đậu đen còn cao hơn thịt gà với các phần tử protein lớn trong quá trình tiêu hoá phải được chuyển đổi thành các peptide nhỏ dưới tác động của enzyme, axit amin (amino axit thực phẩm) thì cơ thể mới có thể hấp thụ.

Món ăn dù tốt đến đâu, cũng không phải phù hợp cho tất cả mọi người, do đó hãy lưu ý để không làm tổn hại sức khoẻ.

* Theo Health/Sina

aFamily

giá trị dinh dưỡng, đậu đen, kim loại nặng, tác dụng giải độc


      © 2021 FAP
        1,120,504       351