Có những lỗi khiến răng ố vàng mà nguyên nhân lại vô cùng bất ngờ nhưng không phải ai cũng biết.
Theo nha sỹ Harold Katz, người sáng lập The California Breath, lớp men bên ngoài của răng thường có màu trắng với màu trắng hoặc trắng xanh xám, còn lớp bên dưới gọi là ngà răng sẽ nhìn thấy rõ hơn nếu lớp men răng bị mỏng. Mà màu của ngà răng là màu vàng.
Một số hành động giúp men răng cứng và ngăn ngừa sâu răng, làm giảm vết bẩn trong răng. Nhưng có một số thói quen phổ biến lại khiến răng ố vàng do làm hỏng lớp men răng:
Một số thói quen phổ biến lại khiến răng ố vàng do làm hỏng lớp men răng.
1. Lạm dụng thuốc nước súc miệng hoặc chọn loại nước có quá nhiều axit
"Một trong những môi trường khắc nghiệt nhất cho răng là miệng bị khô", Katz nói. Đó là bởi vì nước bọt là sự kết hợp của khoáng chất, các enzyme và các hợp chất oxy giữ cân bằng độ pH trong miệng, làm giảm axit gây hỏng men răng. Ngậm nước bọt thường xuyên cũng có thể loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa vết bẩn dính vào men răng
Katz nói: "Điều đáng lo ngại là nhiều người chọn loại nước súc miệng có tính axit và nếu sử dụng rất thường xuyên có thể phá huỷ men răng quý giá. Vì vậy, nếu đang dùng nước súc miệng thường xuyên để giữ hơi thở thơm mát, bạn có thể xem xét các loại nước súc miệng hợp lý hoặc thay đổi "chiến lược" giữ hàm răng thơm tho bằng việc đánh răng thường xuyên".
Một trong những môi trường khắc nghiệt nhất cho răng là miệng bị khô.
2. Uống quá nhiều nước ép rau củ chứa axit
Cũng giống như nước súc miệng, axit trong rau củ cũng có thể làm mỏng men răng - Katz nói. Những loại nước ép chứa axit thường có là nước ép cam quýt, cà chua, dứa, đồ uống chứa carbonate, một số đồ uống thể thao và một số nước sốt salad.
Điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ hết những thứ này ra khỏi thực đơn mà tốt hơn hết hãy uống nước trước và sau khi dùng loại nước này – Katz khuyến cáo. Ông cho rằng mọi người nên uống nhiều nước lọc để ngăn ngừa hiện tượng răng ố vàng, đặc biệt là khi dùng đồ uống từ quả cherry, uống trà đen và rượu vang đỏ.
Cũng giống như nước súc miệng, axit trong rau củ cũng có thể làm mỏng men răng.
3. Nghiện cà phê
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng đó lại là một loại nước có thể gây hại cho răng – theo nhận định của nha sỹ Katia Friedman, thuộc trung tâm Răng miệng Friedman Dental.
"Nhâm nhi 2-3 ly cà phê mỗi ngày có thể khiến men răng tiếp xúc thường xuyên với chất nhuộm màu. Vì men răng có độ xốp, những vết bẩn này có thể lắng đọng và gây ngứa nếu răng không được đánh rửa thường xuyên", Katia cho biết.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng đó lại là một loại nước có thể gây hại cho răng
4. Là người hút thuốc lá
Friedman nói rằng các chất hóa học trong thuốc lá có ảnh hưởng nhuộm màu răng vì chúng bám vào men răng và càng hút thuốc nhiều thì điều này sẽ càng thể hiện rõ ràng hơn.
Hút thuốc cũng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác như bệnh nướu răng, sâu răng và khô miệng - vì vậy hãy xem xét răng trắng hơn và khỏe hơn như là một lý do để bỏ thuốc lá.
Các chất hoá học trong thuốc lá có ảnh hưởng nhuộm màu răng.
5. Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách
Một trong những thói quen hại răng là dùng tăm xỉa răng. Friedman nói rằng vệ sinh răng miệng chỉ nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sự tích tụ mảng bám trên men răng.
Chăm sóc răng tốt tại nhà và thường xuyên đi kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất mỗi năm một lần có thể sẽ giúp khắc phục được hiện tượng vàng ố răng.
Một trong những thói quen hại răng là dùng tăm xỉa răng.
6. Đánh răng quá nhiệt tình
"Mặc dù thói quen đánh răng thông thường rất tốt, nhưng nếu đánh răng nhiều quá lại có thể có hiệu quả ngược lại", Mazen Natour, một nhà phẫu thuật chỉnh hình ở Manhattan nhận định. Điều này đặc biệt đúng nếu kem đánh răng chứa các chất mài mòn, không được Hiệp hội Nha khoa khuyến cáo nên dùng.
"Nếu lông bàn chải quá cứng mà đánh răng thường xuyên có thể làm men răng bị mỏng và ố vàng" - Mazen Natour cho hay. Nếu răng đã có màu vàng, hãy hỏi nha sỹ về những lựa chọn tẩy trắng chuyên nghiệp cũng như những lời khuyên về cách thay đổi thói quen.
(Nguồn: Pre)
răng ố vàng, sức khỏe răng miệng, vệ sinh răng miệng, sâu răng