Chỉ với một vài biện pháp đơn giản tại nhà, bạn đã có thể hạn chế những cơn đau do thoái hóa đĩa đệm gây ra.
Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng hao mòn xương sống do vấn đề về tuổi tác gây nên. Trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể dẫn tới những cơn đau lưng, đau cổ dai dẳng. Chúng gây ảnh hưởng lớn tới cột sống và có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm đơn giản bạn có thể thực hiện được:
Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng hao mòn xương sống do vấn đề về tuổi tác gây nên.
Chườm nóng, lạnh
Sử dụng túi chườm có thể làm giảm cơn đau do thoái hóa đĩa đệm gây nên. Nhiệt độ nóng hoặc lạnh sẽ làm dịu vùng bị đau và giúp các cơ thư giãn. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng vòi hoa sen để làm nóng cơ thể thay cho việc chườm. Chườm lạnh sẽ gây cảm giác tê ở vùng bị đau, từ đó giúp giảm đau.
Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms khuyến cáo, khi áp dụng biện pháp này, bạn cần chú ý bọc kĩ đá trong khăn trước khi chườm để tránh bỏng lạnh.
Sử dụng túi chườm có thể làm giảm cơn đau do thoái hóa đĩa đệm gây nên.
Điều chỉnh lại tư thế
Tư thế xấu có thể gây hại cho đĩa đệm, dẫn tới chèn ép các khớp và làm mỏi cơ. Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng, ngủ hay nâng đỡ đồ vật có thể giúp bạn làm giảm cơn đau:
Tư thế ngồi: Lưng, bả vai phải thẳng và thả lỏng. Siết chặt phần mông và bụng sẽ giúp duy trì đường cong tự nhiên của lưng. Bạn cũng có thể sử dụng đệm để hỗ trợ. Khi ngồi, bạn cần để đầu gối cao hơn phần mông và đặt bàn chân duỗi thẳng trên sàn nhà. Bạn có thể sử dụng ghế để chân nếu cần thiết.
Tư thế đứng: Giữ cho trọng lượng cơ thể được phân bố đều hai chân và tránh để đầu gối bị gò bó. Nếu đứng lâu, bạn nên đi dép hoặc giày đế thấp.
Tư thế ngủ: Nằm nghiêng về bên thuận và để cong đầu gối khi ngủ. Điều này có thể giúp bạn giảm cơn đau thắt lưng. Keith Overland, bác sĩ chỉnh hình kiêm phát ngôn viên tại Hiệp hội Chiropractic của Hoa Kỳ cho biết, đặt một chiếc gối ở giữa đầu gối cũng giúp tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Đồng thời, bạn nên lựa chọn một tấm đệm phù hợp trước khi đặt lưng nghỉ ngơi.
Tư thế xấu có thể gây hại cho đĩa đệm, dẫn tới chèn ép các khớp và làm mỏi cơ.
Tư thế cầm nắm đồ vật: Bạn cũng cần giữ một tư thế tốt trong sinh hoạt hàng ngày. Khi di chuyển vật nặng nào đó, bạn cần giữ chúng gần với cơ thể và nâng lên cùng với chân. Điều này sẽ giúp duy trì đường cong tự nhiên của lưng. Đồng thời, trọng lượng của vật nặng sẽ được phân bố đều trên cả chân và tay. Ngoài ra, khi đặt đồ vật đó xuống, bạn nên trùng gối để lưng không bị cong.
Giảm cân nếu cần thiết
Tăng cân có thể chèn ép cơ bụng và cơ lưng, làm suy yếu bộ phận này, thậm chí gây nên tư thế xấu. Tiến sĩ Joseph Jankovic, giáo sư kiêm trưởng khoa rối loạn vận động tại Trường Y Baylor cho biết, tình trạng này cũng khiến một vài khớp và cơ khác bị kéo căng sau quá trình vận động. Do vậy, duy trì cân nặng hợp lý đóng vai trò không kém phần quan trọng để giảm triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm.
Tập thể dục
Ngay cả khi bỏ qua về vấn đề cân nặng, tập thể dục là biện pháp bạn không thể phớt lờ nếu muốn duy trì sức khỏe lưng. Theo Jessie Cheung, chuyên gia y khoa tại Bệnh viện Brigham&Woman’s ở Willowbrook, IL, các nhà vật lý trị liệu sẽ giúp củng cố và nới lỏng các cơ để chữa lành lưng do thoái hóa đĩa đệm cột sống gây nên. Những bài tập bạn nên áp dụng bao gồm warm-up, aerobic và các bài tập về nhóm cơ bụng và lưng.
Ngay cả khi bỏ qua về vấn đề cân nặng, tập thể dục là biện pháp bạn không thể phớt lờ nếu muốn duy trì sức khỏe lưng.
Yoga, bắt nguồn từ Ấn Độ, bao gồm những bài tập hít thở, vận động cơ thể và thiền. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Anderson –Texas (Mỹ) đã so sách sự phát triển của bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống ở những người thường xuyên tập yoga với người khác.
Kết quả cho thấy, những người tập yoga ít phải gánh chịu những triệu chứng nghiêm trọng hơn nhóm người còn lại. Bạn có thể tự tạo cho mình cảm giác thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần bằng việc kết hợp tư thế chó úp mặt (adho mukha svanasana) với tư thế em bé (balasana) và tư thế con mèo (marjarasana).
Tiêu thụ dầu cá
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thường được sử dụng để trị những cơn đau cổ và lưng. Tuy nhiên, dầu cá cũng có tác dụng tượng tự như loại thuốc này. Marisa Moore, chuyên gia y khoa kiêm người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, axit béo omega-3 trong dầu cá có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Một nghiên cứu tại Trung tâm y khoa Jefferson Health đã chỉ ra, 59% những người bị đau lưng, cổ bổ sung axit béo omega-3 và không dùng (NSAIDs) có thể giảm bớt các cơn đau đớn. Bạn có thể bổ sung loại axit này thông qua cá ngừ, cá thu và cá hồi.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thường được sử dụng để trị những cơn đau cổ và lưng.
Boswellia
Cây nhựa hương Ấn Độ Boswellia có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Axit trong loại thảo dược này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, axit boswellia giúp trị chứng viêm xương khớp, giai đoạn phát triển cao của thoái hóa đĩa đệm cột sống. Không chỉ cải thiện cơn đau, chúng còn giúp giảm nhẹ các tổn thương về sụn.
Sử dụng trà gừng
Gừng có đặc tính chống viêm nhiễm đã được nhiều người biết đến. Một nghiên cứu tại tổ chức sức khỏe Grossan Sinus cho thấy, những bệnh nhân bị viêm khớp có thể giảm đau nhờ trà gừng. Cách pha chế loại trà này rất đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm những lát gừng tươi hay pha bột gừng vào nước sôi để tạo ra một thức uống giúp giảm các triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm. Bạn nên tiêu thụ trà gừng khoảng 2-3 lần một ngày.
Gừng có đặc tính chống viêm nhiễm đã được nhiều người biết đến.
Đưa nghệ vào bữa ăn hàng ngày
Một loại thảo dược khác được biết đến với đặc tính chống viêm nhiễm không kém gì gừng là nghệ. Một nghiên cứu đã chỉ ra, loại thực phẩm này có thể so sánh với thuốc chống viêm không steroid. Hợp chất curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm mạnh mẽ.
Vì vậy, bạn hãy thêm loại gia vị này vào các món ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể pha trà nghệ bằng cách đổ bột nghệ vào nước sôi. Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, để dễ uống, bạn có thể thêm đường hoặc mật ong vào trà và sử dụng loại đồ uống này hai lần một ngày.
Châm cứu, một phương pháp điều trị bắt nguồn từ Trung Quốc, đã được chứng minh giúp trị đau lưng và thoái hóa đĩa đệm. Theo người Trung Quốc cổ đại, năng lượng được chảy xuôi trong cơ thể thông qua các đường kinh mạch.
Dòng chảy này mất cân bằng hoặc bị cản trở sẽ gây nên bệnh tật. Biện pháp châm cứu sẽ tác động tới một vài huyệt đạo đặc biệt trên cơ thể, từ đó giúp cân bằng dòng chảy này. Luga Podesta, dược sĩ kiêm giám đốc trung tâm chỉnh hình St. Charles Orthopedics tại New York (Mỹ) lưu ý, bạn nên thảo luận với các chuyên gia trước khi áp dụng biện pháp điều trị châm cứu.
(Nguồn: Curejoy)
Thoái hóa đĩa đệm, châm cứu, chữa bệnh thoái hóa đĩa đệm, đau lưng