Dù là chứng bệnh phổ biến, nhiều người vẫn không thực sự hiểu rõ về đau thần kinh tọa.
Đau nhói hai bên hông khi ngồi hoặc đi vệ sinh có thể là dấu hiệu của chứng đau thần kinh tọa. Theo nghiên cứu đến từ trường đại học Y Harvard, trong vài trường hợp, những cơn đau nhức này vẫn sẽ hiện diện ngay cả khi chúng ta rời khỏi chỗ ngồi.
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của hơn 40% tổng số bệnh nhân. Dù rất phổ biến, có rất nhiều quan điểm sai lầm về chứng bệnh này, từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách trị bệnh. Rolland Nemirovsky, bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tại trung tâm Manhattan Sports Therapy cho biết, đau thần kinh tọa là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Đau nhói hai bên hông khi ngồi hoặc đi vệ sinh có thể là dấu hiệu của chứng đau thần kinh tọa.
Những cơn đau có thể chạy dọc theo hông, bắt đầu từ vùng lưng dưới lan đến mông, bắp đùi, bắp chân tới bàn chân. Keith Overland, bác sĩ chỉnh hình kiêm phát ngôn viên tại Hiệp hội Chiropractic của Hoa Kỳ cho biết, khi các dây thần kinh bị tổn thương, chúng có thể gây nên chứng đau thần kinh tọa. Dưới đây là năm điều bạn có thể chưa biết về chứng bệnh này:
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều nơi
Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể nên khi bộ phận này bị tổn thương, những cơn đau có thể xảy đến ở bất kì đâu. Điều này giúp lý giải tầm ảnh hưởng sâu rộng của chứng bệnh này.
Mercedes Eustergerling, chuyên viên vật lý trị liệu ở Calgary, Canada cho biết, triệu chứng đau thần kinh tọa có thể xuất hiện ở vùng lưng dưới và ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh. Chúng có thể chỉ ảnh hưởng tới mông, đầu gối, bắp chân và bàn chân trong một số trường hợp.
Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể nên khi bộ phận này bị tổn thương, những cơn đau có thể xảy đến ở bất kì đâu.
Sở hữu nhiều biểu hiện
Đau thần kinh tọa không chỉ xuất hiện bất ngờ mà còn có thể được biểu hiện trên nhiều hình thức khác nhau. Mary Stevenson, chuyên gia chỉnh hình kiêm bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp tại phòng khám NYU Langone cho biết, trong một số trường hợp, chúng gây tê cứng, suy cơ cho người bệnh. Tuy nhiên, đa số mọi người thường phải gánh chịu cơn đau do chứng bệnh này mang lại.
Cho dù có nhiều triệu trứng đến đâu, đau thần thần kinh tọa sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn có thể nhận thấy cơ thể dần trở nên suy nhược khi mắc chứng bệnh này bởi chúng gây ảnh hưởng đến tinh thần, giấc ngủ và tâm trạng của bạn.
Bạn có thể nhận thấy cơ thể dần trở nên suy nhược khi mắc chứng bệnh này bởi chúng gây ảnh hưởng đến tinh thần, giấc ngủ và tâm trạng.
Mọi người đều có thể mắc bệnh
Bất kì ai có thể mắc chứng đau thần kinh tọa, thậm chí cả vận động viên. Chứng bệnh này có thể bắt nguồn từ chấn thương như tai nạn, thoát vị đĩa đệm và nhiều nguyên nhân khác. Bác sĩ Nemirovsky cho biết: “tôi đã gặp nhiều bệnh nhân bị đau thần kinh tọa chỉ vì có tư thể ngồi lái xe hay làm việc không phù hợp.”
Dù hiếm gặp, đau thần kinh tọa cũng có thể xảy đến do chứng hẹp phần lưng dưới, viêm khớp lưng, các khối u ở xương sống. April Dominick, bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu tại Trung tâm Y tế Memorial Hermann ở Houston, Texas cho biết, các cơ bị thắt chặt, căng cứng ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa, gây đau đớn.
Bất kì ai có thể mắc chứng đau thần kinh tọa, thậm chí cả vận động viên.
Nên hỏi ý kiến các chuyên gia về cơ xương khi tìm kiếm liệu pháp điều trị
Nếu những cơn đau kéo dài 3 ngày trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bạn cần đến gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt. Khá nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh này nên xác định đúng sẽ giúp bạn tìm được liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho rằng, bạn nên tham khảo ý kiến cả chuyên gia xương khớp lẫn bác sĩ chỉnh hình cột sống. Các bác sĩ đa khoa thường không đủ chuyên môn và những dụng cụ cần thiết để chẩn đoán chính xác. Quá trình chẩn đoán có thể được thực hiện thông qua chụp X-quang, MRI hoặc EMGs.
Nếu những cơn đau kéo dài 3 ngày trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bạn cần đến gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt.
Có rất nhiều biện pháp điều trị
Có rất nhiều cách điều trị đau thần kinh tọa, từ đơn giản đến phức tạp. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia, áp dụng điều trị vật lý trị liệu, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên chúng ta cần thận trọng lựa chọn cách chữa để đem lại hiệu quả tốt nhất. Bác sĩ Overland chỉ ra, không ít người phải tốn nhiều thời gian và công sức để điều trị bệnh mà không khỏi là do chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể chữa được dứt điểm nếu bạn biết nguyên nhân và có những liệu pháp điều trị phù hợp.
Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc để xua tan những cơn đau trong chốc lát. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tính tạm thời và không thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo Steve Hertzler, tiến sĩ y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm EAS Sports Nutrition, nếu quen dùng thuốc giảm đau, bạn sẽ bị phụ thuộc vào chúng.
Nếu quen dùng thuốc giảm đau, bạn sẽ bị phụ thuộc vào chúng.
Dù áp dụng biện pháp điều trị nào, thời gian hồi phục sau khi bị đau thần kinh tọa không cố định. Điều này dựa trên đặc điểm cơ địa từng người. Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có thể cần điều trị trong vòng 3 tháng. Trong khi đó, những trường hợp nhẹ chỉ cần áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu ngắn hạn là khỏi.
(Nguồn: Womenshealthmag)
đau thần kinh tọa, thuốc giảm đau, Thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa