Không như mọi người vẫn tưởng, rất nhiều nhân tố bên ngoài có khả năng gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Cảm giác đầy bụng, khó chịu là điều không ai muốn trải qua. Tuy nhiên, không phải lúc nào những cơn tức bụng đều bắt nguồn từ loại thực phẩm bạn sử dụng. Rất nhiều thói quen thường ngày tưởng chừng vô hại lại có khả năng khiến dạ dày của bạn trở nên ì ạch. Để hạn chế tình trạng khó chịu này, hãy tham khảo một vài nguyên nhân sau đây để phòng tránh:
Uống nước qua ống hút
Cách thức uống nước có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống tuần hoàn, đặc biệt là dạ dày. Jennifer Inra, bác sỹ chuyên khoa da tiêu hóa tại Bệnh viện Brigham Boston cho biết, sử dụng ống hút có thể khiến bạn vô tình nuốt thêm nhiều không khí khi uống. Lượng không khí dư thừa này có thể khiến bạn bị đầy bụng nhanh chóng.
Cách uống nước có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống tuần hoàn, đặc biệt là dạ dày.
Các vấn đề đường ruột
Các vấn đề đường ruột có thể gây ra những vấn đề như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Payal Bandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức sức khỏe Uqora khuyến cáo, nếu sở hữu một dạ dày nhạy cảm, bạn sẽ phải chú ý hơn tới những loại thực phẩm tiếp nhận. Đồ chua, cay và nóng có thể khiến bạn trải nghiệm những cảm giác khó chịu, trong đó có đầy hơi, chướng bụng.
Các vấn đề đường ruột có thể gây ra những vấn đề như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng thuốc
Những loại thuốc mà bạn sử dụng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, trong đó có cả dạ dày. Theo Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms, thuốc tránh thai là thủ phạm phổ biến nhất gây ra những cơn đầy bụng. Lý giải cho hiện tượng này, tiến sĩ cho biết, tăng cường lượng estrogen có thể làm gián đoạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây khó khăn cho việc phân giải các chất mà dạ dày tiếp nhận.
Trong một vài trường hợp, thuốc kháng sinh cũng có thể khiến vòng hai của bạn gia tăng số đo mạnh. Hiện tượng này xảy ra khi kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn hạn chế sự sản sinh của các loại lợi khuẩn trong dạ dày của bạn. Điều này làm gián đoạn hoạt động tiêu hóa và khiến bạn dễ dàng rơi vào tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Những loại thuốc mà bạn sử dụng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, trong đó có cả dạ dày.
Ngồi nhiều cả ngày
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc ngồi nhiều tới sức khỏe của bạn. Margaret Hudson, chuyên viên thể hình tại phòng tập Mount Sinai (Mỹ) cho biết, không chỉ làm suy giảm khả năng vận động và gia tăng các vấn đề cơ khớp, thói quen này còn khiến hệ thống tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả. Như một hệ quả tất yếu, những cơn đầy bụng và khó chịu sẽ nhanh chóng tìm đến bạn.
Ngồi nhiều khiến hệ thống tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả.
Chênh lệch áp suất
Di chuyển bằng máy bay cũng có thể gây cho bạn những cơn chướng bụng dai dẳng. Ở độ cao trên 2km, áp suất không khí giảm mạnh tạo sự chênh lệch lớn giữa môi trường bên ngoài và trong cơ thể. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học y khoa Weil Cornel, New York (Mỹ), dạ dày là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt nếu trước đó bạn sử dụng các loại đồ ăn nhanh hoặc thực phẩm chiên, rán khó tiêu.
Di chuyển bằng máy bay cũng có thể gây cho bạn những cơn chướng bụng dai dẳng.
Bị bệnh ung thư
Trong một số trường hợp, đầy bụng có thể là hệ của một số chứng bệnh ung thư như ung thư ruột già hay ung thư buồng trứng. Theo Solomon Evans, chuyên gia lão khoa kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện ung thư Dana-Farber (Mỹ), khi những khối u xuất hiện tại khu vực ruột già, cơ thể sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn phân ra ngoài và gây trở ngại cho quá trình tuần hoàn, tiêu hóa.
Với những trường hợp ung thư buồng trứng, sự chèn ép của các khối u cũng làm gián đoạn nhu động ruột, gây ra tình trạng chướng bụng. Nếu không chắc chắn đâu là nguyên do của hiện tượng này, hãy tư vấn các chuyên gia y khoa để tìm ra câu trả lời chính xác và sớm nhất.
(Nguồn: Womenshealth)
đầy bụng, chướng bụng, uống nước qua ống hút, đồ uống có ga, nguyên nhân gây đầy bụng