Ngôi sao nổi tiếng trong bộ phim "Girls" đang phải ngừng nghỉ mọi hoạt động của mình để điều trị bệnh mãn tính - lạc nội mạc tử cung.
Trong lễ hội Met Gala tuần này, Lena Dunham đã được đưa tới bệnh viện vì các biến chứng sau một cuộc phẫu thuật mà cô đã làm vào tháng 4 - lần phẫu thuật thứ năm để điều trị chứng lạc nội mạc tử cung. Nữ diễn viên đã chia sẻ trên instagram hình ảnh mình nằm trong bệnh viện gần đây như một lời nhắn nhủ đến người hâm mộ "tôi đã khỏe mạnh hơn" dù điều ấy hoàn toàn không phải vậy.
Dunham không phải là người nổi tiếng duy nhất nói về cuộc chiến đấu của cô với bệnh lạc nội mạc tử cung – chứng bệnh mà cô đã phải chịu đựng ngay từ những năm tuổi niên thiếu. Trong những năm gần đây, Julianne Hough, Jillian Michaels và Whoopi Goldberg, cùng nhiều ngôi sao khác, cũng đã chia sẻ những gì đã trải qua để chiến đấu với căn bệnh này.
Dunham không phải là người nổi tiếng duy nhất nói về cuộc chiến đấu của cô với bệnh lạc nội mạc tử cung.
"Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, bệnh này có thể ảnh hưởng đến hơn 11% phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị nhầm lẫn hoặc xấu hổ về các triệu chứng cũng như chẩn đoán về bệnh nên không được phát hiện và điều trị kịp thời", GS.TS chuyên khoa sản Mamie McLean (Đại học Alabama Birmingham) cho biết.
TS Mamie McLean không trực tiếp điều trị cho Lena Dunham nhưng từng chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân tương tự. Đây chính là những gì nữ tiến sĩ muốn mọi phụ nữ đều biết về căn bệnh đáng sợ này thực tế rất dễ điều trị.
Lạc nội mạc tử cung bắt đầu khi mô phát triển sai chỗ
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi nội mạc tử cung – mô bên trong tử cung của phụ nữ - bắt đầu phát triển ở những nơi không bình thường như buồng trứng, ống dẫn trứng, lớp lót của khung chậu. Trong một số trường hợp, lạc nội mạc tử cung cũng hình thành ở những cơ quan khác trong cơ thể bạn.
Tuy nhiên, mô ở nội mạc tử cung hoạt động không giống như mô ở những phần còn lại trong cơ thể. Bởi vì nó còn liên quan đến kinh nguyệt, khi dày lên nó sẽ bị phá vỡ và chảy máu mỗi tháng một lần hoặc lâu hơn thế. Và điều đó tiếp tục xảy ra bất kể mô ở đâu trong cơ thể.
Trong tử cung, nội mạc tử cung vỡ ra mỗi tháng trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nhưng ở các bộ phận khác của cơ thể, nó sẽ bị mắc kẹt và có thể gây kích thích các mô và cơ quan xung quanh.
Lạc nội mạc tử cung có thể cực kỳ đau đớn hoặc hoàn toàn không đau chút nào
Khi điều này xảy ra, u nang và sẹo có thể sẽ hình thành. Đối với nhiều phụ nữ, điều này có thể gây ra đau đớn dữ dội – trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của mình, trong thời gian giao hợp hoặc tiểu tiện. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như chảy nhiều máu, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn trong suốt chu kỳ của mình.
Lạc nội mạc tử cung có thể cực kỳ đau đớn hoặc hoàn toàn không đau chút nào.
TS Mamie McLean cho biết, căn bệnh này có diễn biến khác nhau ở mỗi người. Và đến nay, cảm giác đau đớn do lạc nội mạc tử cung gây nên vẫn chưa được các nhà khoa học định nghĩa một cách chuẩn xác nhất.
"Có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung với nhiều mô sẹo trong cơ thể nhưng không hề biết mình đang trong tình trạng này. Nhiều người cảm thấy không đau đớn hoặc nghĩ chuyện đau trong chu kỳ kinh nguyệt là điều hết sức bình thường, rồi học cách sống chung với nó. Nhiều người khác không có khả năng mắc bệnh nhưng lại cảm thấy cơn đau rất nặng nề", TS Mamie McLean nói.
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh
Sẹo và sự phát triển mô trong buồng trứng có thể gây trở ngại không nhỏ cho phụ nữ đang muốn có thai. Tiến sĩ McClean nói: "Bình thường tinh trùng di chuyển trong ống dẫn trứng để tìm đến trứng. Nhưng các mô hình thành trong đó sẽ gây trở ngại lớn cho việc di chuyển, dẫn đến khó có thai". Tuy nhiên, không phải ai bị lạc nội mạc tử cung cũng khó có thai. Vì thế, chị em bị lạc nội mạc tử cung không muốn có thai vẫn phải sử dụng biện pháp bảo vệ khi làm "chuyện ấy".
Lạc nội mạc tử cung có thể do hành kinh ngược chiều
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng lạc nội mạc tử cung hay tại sao một số phụ nữ bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ nghĩ rằng nó có liên quan đến hiện tượng hành kinh ngược chiều. Máu kinh chứa tế bào nội mạc tử cung sẽ chảy ngược vào khoang bụng thay vì đi ra ngoài.
TS McClean nói: "Hầu hết phụ nữ đều có thể hấp thụ được mô đó. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, do tình trạng miễn dịch hoặc di truyền mà chúng ta chưa thực sự hiểu, mô có thể cấy vào bụng và dẫn đến nhiều triệu chứng này".
Trong bất cứ trường hợp nào, lạc nội mạc tử cung đều không phải là do chị em đã làm sai điều gì hoặc có thể ngăn ngừa được. Nhiều chị em khó thụ thai vì lạc nội mạc tử cung là điều không công bằng bởi sinh ra, họ đã vốn bị như vậy.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng lạc nội mạc tử cung hay tại sao một số phụ nữ bị ảnh hưởng.
Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
Theo TS McClean, lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn tính, không có phương pháp chữa trị tuyệt đối. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, điều trị có thể làm giảm đau đớn và khó chịu, cải thiện khả năng sinh sản và giúp họ sống cuộc sống bình thường.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị có thể khác nhau như sử dụng thuốc giảm đau và liệu pháp hormone (như thuốc tránh thai) để chữa trị. Phụ nữ muốn mang thai cũng có thể cần phải sử dụng công nghệ sinh sản hỗ trợ, như thụ tinh trong ống nghiệm.
Phẫu thuật nội soi nội mạc tử cung có thể được tiến hành theo phẫu thuật "lỗ khóa" nội soi, trong đó mô nội mạc tử cung bị cắt bỏ hoặc đốt bằng laser. Đối với nhiều phụ nữ, phẫu thuật sẽ làm giảm đau và các triệu chứng khác. Nhưng khoảng 20% bệnh nhân, lạc nội mạc tử cung có khả năng tái phát.
Thật không may là một số phụ nữ đòi hỏi phải phẫu thuật nhiều lần - và mỗi lần phẫu thuật tiếp theo, khả năng giải quyết sẽ ngày càng nhiều trở ngại hơn. Bà nói: "Cuộc phẫu thuật đầu tiên đem lại sự cứu trợ tốt nhất. Mỗi cuộc phẫu thuật bổ sung có xu hướng làm tăng nguy cơ biến chứng", chuyên gia nói thêm. Các biến chứng, đặc biệt đối với những phụ nữ đã có các quy trình lặp lại, có thể bao gồm chấn thương ruột, nhiễm trùng vùng chậu, tổn thương mạch máu hoặc thần kinh.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn tính, không có phương pháp chữa trị tuyệt đối.
Các liệu pháp khác có thể được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung là thuốc men, phẫu thuật, và thậm chí điều trị xương chậu. Tiến sĩ McClean khuyến cáo rằng bất kỳ phụ nữ nào đang phải vật lộn với cơn đau vùng chậu cũng cần phải thăm khám ngay để điều trị kịp thời.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp 1), bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự rối loạn bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong tử cung lại không nằm trong tử cung, mà đi lạc tới buồng trứng, bàng quang, trực tràng, hoặc tầng sinh môn như bạn đang gặp phải. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.
Căn bệnh này ngoài chuyện gây đau còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống tình dục. Sự liên quan giữa lạc nội mạc tử cung và vô sinh có thể do nội mạc tử cung "di cư" sang vòi trứng, gây tắc vòi trứng, cản trở sự "gặp gỡ" giữa trứng và tinh trùng, gây vô sinh.
Để phòng tránh lạc nội mạc tử cung, BS Dung khuyên phụ nữ từ 25 tuổi trở lên nên đi khám phụ khoa theo định kỳ 6 tháng một lần, theo dõi chặt chẽ chu kỳ "đèn đỏ". Khi xuất hiện hiện tượng đau quá nhiều khi đến kỳ nguyệt san, đau bụng dữ dội sau khi vợ chồng gần gũi cần đi khám ngay để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, chị em cần thường xuyên vệ sinh vùng kín khô ráo, sạch sẽ, không xối nước, thụt rửa âm đạo để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có khả năng làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
(Nguồn: Health)
Lena Dunham, vô sinh, hành kinh chảy ngược, lạc nội mạc tử cung