Sức khỏe

Tâm thư chia sẻ nguyên nhân bị ung thư vú của tiến sĩ 32 tuổi khiến nhiều người giật mình

Nữ tiến sĩ còn khá trẻ, cô vừa có sự nghiệp vừa có gia đình viên mãn nhưng đã vội vã ra đi mãi mãi ở độ tuổi 32 vì bệnh ung thư vú khiến nhiều người bàng hoàng. Bức tâm thư chia sẻ nguyên nhân vì sao mắc bệnh của cô đã thức tỉnh hàng triệu người.

Nữ tiến sĩ tên là Vũ Quyên, cô là một du học sinh xuất sắc ở nước ngoài, và sau khi trở về Trung Quốc, cô được bổ nhiệm vị trí quan trọng và là giáo sư trẻ tuổi ưu tú trong trường đại học Phục Đán. Tháng 12/2009, Vũ Quyên chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Đến tháng 1/2010 cô lại được bác sĩ báo hung tin tình trạng ung thư đã rơi vào thời kì cuối. 3h sáng ngày 19/4/2011, nữ tiến sĩ trẻ tuổi đã qua đời ở độ tuổi 32.

Tâm thư chia sẻ nguyên nhân bị ung thư vú của tiến sĩ 32 tuổi khiến nhiều người giật mình - Ảnh 1.

Nữ tiến sĩ 32 tuổi qua đời vì căn bệnh ung thư vú (Ảnh: Sohu)

Trong suốt khoảng thời gian lâm bệnh, thay vì suy sụp tinh thần, nữ tiến sĩ đã sống vô cùng lạc quan. Không nhưng thế, cô đã chia sẻ trên trang cá nhân về nguyên nhân khiến cô bị ung thư cũng như muốn cảnh tỉnh những thói quen xấu mà nhiều người có thể vấp phải. Cô chỉ hy vọng rằng sẽ không có trường hợp nào xảy ra giống như cô. Sau khi Vũ Quyên qua đời, dòng nhật kí này đã được lan truyền trên khắp mạng xã hội như một lời cảnh tỉnh cũng như thói quen không tốt trong xã hội hiện đại ngày nay. Trong những dòng nhật kí đầu tiên của nữ tiến sĩ, cô nhấn mạnh một điều: "Nhất định không được thức khuya".

Cô viết: "Thứ nhất, tôi bệnh không phải do di truyền; thứ hai, thể chất của tôi vô cùng tốt; thứ ba, tôi vừa mới sinh em bé và đã làm mẹ được một năm; thứ tư, những người bị ung thư vú thường trên 45 tuổi, tôi chỉ mới 31 tuổi. Tôi nghĩ rằng, lý do tôi bị ung thư chắc chắn là do rất nhiều yếu tố cộng lại".

Đây là nội dung tâm thư của Vũ Quyên: Khi bạn đang ở giữa ranh giới sự sống và cái chết

"Trong thời điểm giữa ranh giới sự sống và cái chết, bạn sẽ phát hiện rằng, dù có làm thêm giờ, hay tự tạo nhiều áp lực cho bản thân, những nhu cầu mua nhà mua xe, tất cả đều là phù phiếm, rồi cũng trôi theo mây trời. Nếu như có thời gian, hãy ở cùng những đứa trẻ, để tiền cho bố mẹ hay tặng họ một đôi giày. Đừng ép bản thân phải mua nhà đẹp hay đổi nhà mới, chỉ cần ở với nhau là đã ấm cúng đủ đầy. Căn bệnh ung thư xuất hiện đã là bước ngoặt trong cuộc đời thôi. Có vẻ đây là số phận mà tôi phải gánh chịu.

Trên thực tế, tôi vẫn luôn cảm thấy kì lạ khi bị ung thư nửa năm, ngoài nỗi đau thể xác mà tôi phải gánh chịu, tận sâu trong lòng tôi lại rất dễ chịu vui vẻ. Tôi đột nhiên dễ dàng buông bỏ mọi thứ mà bản thân cảm thấy phiền lòng. Bằng cách này, tôi dần cảm nhận được mọi thứ đơn giản hơn, hạnh phúc cũng đơn giản hơn. Khi tôi cảm nhận được mình đang đến một nơi xa, tôi có thể ngồi đây gõ vài chữ này, tôi vẫn luôn suy nghĩ về câu hỏi tại sao tôi bị ung thư?

Việc mà tôi đang làm đây nó có ý nghĩa vô cùng. Hoặc không thể đối với tôi nhưng lại có tác dụng với mọi người. Tôi đã mắc bệnh được một năm, đã chịu rất nhiều nỗi đau, và cuối cùng phải chịu án tử hình nghiệt ngã như thế. Vật chất tất cả đều là phù du, tôi không muốn nó xảy ra với bất kì ai, tôi phải giúp mọi người né tránh điều đó. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cố gắng viết ra bởi vì, bất luận là từ góc độ phân tích nào, tôi cũng không nên là người bị ung thư. Với kinh nghiệm cay đắng, tôi bắt đầu nghiên cứu rốt cuộc là do nguyên nhân nào?

- Thói quen ăn uống là một vấn đề

Có thể nói tôi là một người nghiện ăn. Tôi chưa bao giờ từ chối bất cứ thứ gì trên bàn ăn, nhất là thịt. Nếu như trên bàn ăn không có thịt tôi sẽ cảm thấy khó nuốt và bữa cơm đó chắc chắn không ngon. Mẹ tôi từng chia sẻ đây là thói quen ăn uống kế thừa từ cha tôi. Ông là đầu bếp đặc biệt nổi tiếng trong nước, những đầu bếp tài năng hiện tại đa số là học trò của ông. Dù là trong hoàn cảnh khó khăn nào, tôi cũng chưa từng phải ăn uống khổ sở, thậm chí còn được ăn thịt cá thoải mái.

Thời đi học, tôi rất thích trò chơi rắn săn mồi trên điện thoại. Giờ nghĩ lại, dù bạn có giỏi giang thông minh đến đâu, rồi cũng phải chịu những hậu quả của sự tham lam. Tôi không khác gì con rắn trong trò chơi đó, ăn quá nhiều để rồi lại trở thành nạn nhân. Ngoài ra, tôi cũng rất thích ăn hải sản. Tôi viết ra đây không có nghĩa là hải sản không tốt, nhưng cái gì nhiều quá cũng là không tốt. Tôi bắt đầu thấm thía với những gì sách y học từng nói, mọi tế bào ung thư đều rất dễ phát triển nếu như bạn ăn uống không đúng cách. Tôi chỉ có thể viết lên đây với tất cả những kinh nghiệm mà mình từng trải qua để mọi người cần biết, tránh phải lâm vào hoàn cảnh như tôi.

Tâm thư chia sẻ nguyên nhân bị ung thư vú của tiến sĩ 32 tuổi khiến nhiều người giật mình - Ảnh 2.

Nữ tiến sĩ vẫn lạc quan ở những ngày cuối đời (Ảnh: Sohu)

- Thói quen ngủ

Tôi đã ngồi đây viết những dòng này một cách chậm rãi và chân thành nhất. Tôi dần cảm nhận rằng những dòng chữ này còn giá trị hơn rất nhiều so với luận án tiến sĩ của tôi. Trong xã hội ngày nay, có quá nhiều con đường dẫn đến ung thư, và tôi nghĩ rằng thói quen ngủ cũng là một trong những nguyên nhân.

Khi còn đi học tôi có thói quen ngủ rất muộn, Trên thực tế, ngủ muộn ở độ tuổi của tôi khi đó cũng không phải là vấn đề to tát gì. Tôi cũng không nghĩ vì ngủ muộn mà lại bệnh ung thư. Bạn bè tôi lúc đó có rất nhiều người ngủ muộn, mà sức khỏe thì vẫn tốt. Nhưng trong thời điểm hiện tại, ngồi nghiệm lại tôi mới thật sự thấm thía, ngủ muộn vô cùng tổn hại đến sức khỏe. Nhớ lại 10 năm trước ở ký túc xá, tôi thường xuyên thức khuya, cụ thể là tôi không bao giờ ngủ trước 12h đêm.

Có ngày tôi ôn bài, sáng đêm cho các bài thi, bài kiểm tra và đó là lý do tôi cảm thấy xứng đáng nhất cho việc thức khuya của mình. Ngoài ra, sau thời gian học tập căng thẳng, tôi cũng dành nhiều thời gian trên mạng, ăn đêm, đi hát karaoke cùng bạn bè, và thời điểm sớm nhất khi đó mà tôi ngủ cũng là 1h sáng. Bây giờ đây, tôi đang bị ung thư và bắt đầu nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc, và dần hiểu được khoảng thời gian đó, nội tạng của tôi bị tổn thương thế nào. Và tầm quan trọng của việc ngủ đúng giấc: từ 11h đêm cho đến 1h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Bởi vì trong khoảng thời gian này một số cơ quan cơ thể đóng một vai trò quan trọng.

Tâm thư chia sẻ nguyên nhân bị ung thư vú của tiến sĩ 32 tuổi khiến nhiều người giật mình - Ảnh 3.

"Tôi ngạc nhiên và hiểu được lý do tại sao chức năng gan của tôi có vấn đề như vậy" - Nữ tiến sĩ chia sẻ khi cô thú nhận rằng thời đi học mình từng thức khuya thường xuyên (Ảnh: Sohu)

Trong quá trình điều trị, gan của tôi khi làm qua các xét nghiệm có chỉ số rất cao, nhưng trước đó tôi không hề có triệu chứng gì của bệnh gan. Tôi ngạc nhiên và hiểu được lý do tại sao chức năng gan của tôi có vấn đề như vậy. Bởi vì chức năng gan kém không thể tiếp tục quá trình hóa trị. Cùng với lời giải thích của bác sĩ, từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của gan, cũng là thời gian thải độc tốt nhất của gan. Nếu chức năng gan không được nghỉ ngơi, nó sẽ gây ra lưu thông máu không đủ ở gan, rất khó để các tế bào gan hồi phục dẫn đến sự suy giảm và làm trầm trọng thêm. Có lẽ cách nói "thường xuyên thức khuya lâu dài cũng đồng nghĩa như việc tự sát" không phải là quá phóng đại. Do đó, bác sĩ hay khuyên rằng mọi người nên đi ngủ vào khoảng 11h đêm để có thể ngủ sâu và máu gan có thê hồi sinh đúng cách vào ngày hôm sau.

Sau khi mắc bệnh tôi đã nghĩ rằng, chúng ta nên chú ý nhiều hơn trong khoảng thời gian có thể kiểm soát được. Bạn có thể đi ngủ sớm và đối đãi với cơ thể mình thật tốt. Tất cả những thứ giải trí như xem phim, tụ tập hát karaoke,..hãy thử nghĩ đó chỉ là sự khoái lạc tức thời, sau đó có còn gì không? Điều hết sức thực tại đó chính là cần phải xét đến sức khỏe của bạn.

- Học tập, làm việc "bán sống bán chết"

Sống là phải có tham vọng, có chí cầu tiến. Tôi là người luôn muốn đạt được nhiều thành tích và tôi đã sống như thế trong suốt 30 năm nay. Tôi nhận ra rằng mình đã lãng phí rất nhiều thời gian tuổi trẻ và cuộc sống. Ngày xưa, khi còn đi học tôi cũng không hẳn là một đứa siêng năng chăm chỉ. Khi nào đến gần kì thi trước 2 tuần, tôi mới "vắt chân lên cổ" mà chạy. Tôi bắt đầu công cuộc nhồi nhét, thức khuya, học ngày học đêm, có bao nhiêu kiến thức tôi cố nhét hết vào đầu. Nhưng cuối cùng thành tích cũng không được tốt đẹp. Tôi nghĩ rằng cũng có rất nhiều người có thói quen sinh hoạt giống như tôi, nên tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng hãy thật sự để tâm đến sức khỏe của mình, đừng để chúng kiệt quệ, đến khi như tôi thì hối hận không kịp nữa rồi.

- Môi trường đóng vai trò quan trọng

Vấn đề này lại được xem là quá lớn. Tôi không biết làm thế nào để phân tích. Tuy nhiên, theo những chuyên gia sức khỏe cho biết, một môi trường ô nhiễm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

Sau cùng, tôi biết rằng với tôi mọi thứ giờ đây đã quá muộn màng. Đời người có ba điều đau khổ nhất: về già không có con cái, trung niên không có vợ chồng, con thơ không có mẹ. Nếu như tôi ra đi, cha mẹ tôi, chồng tôi và còn đứa con nhỏ, họ sẽ rất đau khổ. Cho nên tôi phải kiên cường sống tiếp quảng đời còn lại. Tôi muốn khuyên các bạn rằng đừng xem nhẹ sức khỏe của bản thân. 

Những người thành công càng cần chú ý hơn trong việc phòng chống ngăn ngừa ung thư. Các bác sĩ khuyên rằng, cố gắng mỗi năm 2 lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ để sàng lọc ung thư. Đừng nên bỏ đi việc kiểm tra sức khoẻ trong nhiều năm liền, bởi vì khi bạn xuất hiện vấn đề thì đã quá muộn để điều trị. Quan trọng nhất chính là thay đổi những thói quen xấu, hạn chế những vui chơi giải trí không lành mạnh, ăn những đồ ăn kém tiêu hoá, nên thường xuyên vận động thể dục đều đặn. Có như thế bạn mới có thể tận hưởng những hạnh phúc bên cạnh những người mà mình yêu thương.

(Nguồn: Sohu)

aFamily

Ung thư vú, bệnh ung thư vú, căn bệnh ung thư, Thói quen xấu


      © 2021 FAP
        937,016       252