Sức khỏe

Chuyên gia tiết lộ bí kíp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ nơi công sở

Dành thời gian để hít thở, tập thể dục, đặt vé đi nghỉ là những việc dân công sở có thể làm để chống lại "hội chứng cháy sạch" thường mắc phải sau quá trình dài lao động đầy áp lực.

Trở lại nơi làm việc sau một kỳ nghỉ nào đó, nhiều nhân viên văn phòng cảm thấy thực sự mệt mỏi, uể oải, như thể mất hết sinh lực và cảm hứng. Không ít người rơi vào tình trạng: Nghỉ lễ thực sự lại là dịp bận rộn, không thể ngơi nghỉ vì những cuộc gặp mặt, những bữa tiệc… Do đó, khi quay về với môi trường làm việc áp lực cao và một núi thư từ đang cần xử lý có thể tạo cảm giác choáng ngợp.

Cùng khám phá những bí quyết để lấy lại sức sống và tinh thần làm việc nơi công sở:

Chuyên gia tiết lộ bí kíp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ nơi công sở - Ảnh 1.

Trở lại nơi làm việc sau một kỳ nghỉ nào đó, nhiều nhân viên văn phòng cảm thấy thực sự mệt mỏi, uể oải.

1. Hít thở

Chuyên gia cuộc sống kiêm giám đốc điều hành Next Evolution Performance, Vanessa Bennett, giục giã những ai đang có cảm giác kiệt quệ khi làm việc hãy thực hiện một việc đơn giản là hít thở.

Cô cho hay: "Những gì mà hít thở sâu có thể làm được để điều chỉnh mức độ stress thật đáng kinh ngạc. Dành thời gian để chậm nhịp bước lại, tập trung vào hơi thở của bạn sẽ giúp xoa dịu phản ứng "chống hay chạy" (fight or flight) xảy ra trong hạch hạnh nhân – vùng tâm não chịu trách nhiệm xử lý mọi cảm xúc. Do cuộc sống gấp gáp, với vô số đòi hỏi, chúng ta thường quên đi tầm quan trọng của việc dừng lại và hít thở".

Theo gợi ý từ trang Reach Out, bạn hãy dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày, thoát khỏi mọi thiết bị công nghệ và học các cách khác nhau để thư giãn và thả lỏng bản thân.

2. Biết rõ sự khác biệt giữa stress tốt và stress xấu

Chuyên gia Bennett từng chia sẻ về khác biệt giữa những thứ mà cô mô tả là "stress tốt" và "stress xấu". Điều quan trọng là bạn nên học cách nhận diện sự khác biệt này để phòng ngừa hội chứng cháy sạch (burn out syndrome).

Theo chuyên gia Bennett, stress tốt giúp con người "hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể" nào đó và đạt được "kết quả tốt", ví dụ "chuẩn bị cho một cuộc họp với thời hạn cận kề". Còn stress xấu, ngược lại, xảy ra "khi việc thêm áp lực vào một nhiệm vụ cụ thể khiến nó trở nên khó khăn hơn". Đó chính là thời điểm cảm giác choáng ngợp có thể leo thang và dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như trạng thái lo âu và trầm cảm.

Chuyên gia tiết lộ bí kíp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ nơi công sở - Ảnh 2.

Stress tốt giúp con người "hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể" nào đó và đạt được "kết quả tốt".

3. Tập luyện hoặc xin nghỉ phép

Tự chăm sóc bản thân có ý nghĩa sống còn trong việc đánh bại sự buồn chán công sở. Theo gợi ý của chuyên gia Bennett, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể đứng dậy đi lại theo từng khoảng thời gian nhất định tại nơi làm việc hoặc xin nghỉ phép.

Tập luyện là chìa khoá để "tái lập cơ thể và tâm trí". Chuyên gia Bennett lý giải về tầm quan trọng của việc tập luyện, sự mệt mỏi biểu lộ khắp cơ thể bạn cả về tinh thần và thể chất. Kết quả là, nếu bạn mệt mỏi về tinh thần, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức về thể chất và làm hao mòn ngày càng nhiều nguồn năng lượng vốn có thay vì bảo tồn chúng.

Bất cứ hình thức tập luyện nào - từ tập thể hình tới kiếm đạo - đều giúp thúc đẩy sự tự tin, tăng cường hàm lượng serotonin, giảm stress và cải thiện tâm trạng.

Trong khi đó, một kỳ nghỉ ngắn như nghỉ ngơi tại gia có vai trò quan trọng, giúp bạn được ngủ nghỉ, được nạp lại năng lượng và giành lại cảm giác kiểm soát mọi việc. Có thể nhiều người không hiểu nổi tại sao lại cần một kỳ nghỉ ngắn sau khi đã có cả một kỳ nghỉ dài. Tuy nhiên, đối với một số người, việc dành thời gian cho chính mình và thư giãn mà không chịu áp lực từ các sự kiện, các cuộc gặp gỡ phải tổ chức, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Chuyên gia tiết lộ bí kíp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ nơi công sở - Ảnh 3.

Cho dù đó là chính bạn hay là đồng nghiệp của bạn, nên nhận thức rõ những dấu hiệu của tình trạng kiệt quệ.

4. Học cách nói "không"

Chuyên gia Bennett thúc giục mọi người "học cách nói ‘không’" tại nơi làm việc bởi nó rất quan trọng trong việc làm nới lỏng những lịch trình khắt khe và quá sức. Khi bạn nói "không", hãy lưu ý rằng, đừng nên cảm thấy tội lỗi về chuyện đó.

"Bắt đầu lùi lại ngay từ bây giờ trong khi bạn vẫn còn nắm quyền kiểm soát, trước khi nó trở nên quá muộn và bạn bắt đầu bị chìm nghỉm trong stress", chuyên gia Bennett nhấn mạnh.

5. Xác định dấu hiệu của "hội chứng cháy sạch"

Cho dù đó là chính bạn hay là đồng nghiệp của bạn, nên nhận thức rõ những dấu hiệu của tình trạng kiệt quệ hay còn gọi là "hội chứng cháy sạch" để kịp thời ngăn chặn.

Theo Uplift Events, những dấu hiệu cảnh báo của sự kiệt quệ nơi công sở bao gồm những lần vắng mặt không lý do, sự tách biệt, cô lập, tình trạng suy giảm sức khoẻ và không nghỉ trưa.

Những dấu hiệu khác bao gồm tình trạng liên tục hoài nghi hay bày tỏ thái độ tiêu cực, làm việc thêm giờ và thiếu kết nối với đồng nghiệp.

Theo trang Reach Out, những dấu hiệu thường gặp của hội chứng cháy sạch là cảm giác kiệt sức và không thể thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, mất động lực trong tất cả các lĩnh vực đời sống.

Những dấu hiệu khác bao gồm không có khả năng tập trung, cảm thấy trống rỗng hoặc thiếu cảm xúc, mất đi niềm đam mê và động lực, trải nghiệm mâu thuẫn, xung đột và sự thoái lui trong cảm xúc.

Chuyên gia tiết lộ bí kíp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ nơi công sở - Ảnh 4.

Tự chăm sóc bản thân có ý nghĩa sống còn trong việc đánh bại sự buồn chán công sở.

Dấu hiệu của nền văn hoá công sở với mức độ kiệt quệ cao

Đó là những người:

- Làm việc theo các mốc thời gian sít sao để hoàn thành bất cứ việc gì và đạt kết quả tốt nhất.

- Luôn phản hồi tức thì với những e-mail công việc và mọi thời điểm, cả ngày và đêm.

- Có cảm giác tội lỗi nếu phải nghỉ làm tại một số thời điểm nhất định.

- Chỉ được phép đi công tác ngoài giờ làm việc.

- Đến chỗ làm khi không được khoẻ bởi việc xin nghỉ ốm là dấu hiệu của năng suất lao động thấp (và sau đó tất nhiên, họ thực sự bị ốm và những người xung quanh cũng vậy).

Phải làm gì nếu bạn đang đứng trước ngưỡng cửa của tình trạng kiệt quệ nơi công sở?

- Sống chậm lại và buộc bản thân phải xin nghỉ phép.

- Tìm kiếm sự trợ giúp, từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay một chuyên gia về sức khoẻ.

- Tái xác định giá trị của những mục tiêu và ưu tiên trong đời bạn, nhờ đó, bạn có thể giành lại sự cân bằng, với những hoạt động giúp bạn thấy vui vẻ, hạnh phúc.

(Nguồn: Dailymail)

aFamily

văn hóa công sở, tình trạng kiệt quệ, stress, hội chứng cháy sạch


      © 2021 FAP
        938,124       647