Sức khỏe

Top 4 thông tin các nhà dinh dưỡng học tìm kiếm trên nhãn mác thực phẩm

Theo các chuyên gia, nhãn mác thực phẩm là công cụ quan trọng giúp người tiêu dùng có được sự lựa chọn thông minh.

Trong một thế giới lý tưởng, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm không nhãn hiệu. "Những thực phẩm không có nhãn thường là những thứ tốt nhất bạn nên ăn như trái cây tươi, rau cải, thảo mộc từ thị trường nông dân, hải sản tươi sống tại các chợ mối, bánh mì ra lò từ các tiệm bánh địa phương", Susan Bowerman, RDN, đồng tác giả của What Color is Your Diet nói.

Nhưng bạn vẫn phải đối mặt với việc, hầu hết chúng ta vẫn dựa vào thực phẩm đóng gói sẵn khá nhiều, và thậm chí nếu bạn đang quản lý hạn chế sử dụng thực phẩm đóng sẵn, thì thỉnh thoảng hẳn vẫn có một bữa ăn tối nhanh chóng với thực phẩm đông lạnh, vậy nên, bạn không nên bỏ qua một vài chỉ dẫn ở dưới đây.

Top 4 thông tin các nhà dinh dưỡng học tìm kiếm trên nhãn mác thực phẩm - Ảnh 1.

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đồng ý rằng các thực phẩm đóng gói thường chứa hàm lượng đường bổ sung khá lớn.

Jennifer Glockner, RND, người sáng tạo ra Teddy Tries a Veggie, một cuốn sách điện tử về dinh dưỡng dành cho trẻ em cho biết: "Nhãn thực phẩm là công cụ quan trọng giúp người tiêu dùng có được sự lựa chọn thông minh."

Ngay cả khi bạn đã có thói quen quét nhãn sản phẩm thì cũng hãy xem xét lại, bởi bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nghiên cứu nhãn mác trước khi quyết định ném một mặt hàng nào đó vào giỏ hàng của mình. Và chúng tôi cá là bạn, hoặc ai đó trong chúng ta vẫn thường có thói quen xấu như vậy, hoặc bỏ qua những yếu tố quan trọng cần chú ý trên nhãn mác của thực phẩm.

Các chuyên gia ăn kiêng chia sẻ top 4 điều họ quan tâm trên nhãn mác thực phẩm đóng gói để giúp bạn lựa chọn nhanh chóng và đúng đắn hơn.

Hàm lượng đường

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đồng ý rằng các thực phẩm đóng gói thường chứa hàm lượng đường bổ sung khá lớn. Gisela Bouvier, RDN cho biết: "Nhiều mặt hàng đóng gói sẵn có thêm đường để tăng hương vị, thời gian bảo quản và như một chất béo thay thế. Bạn có thể không cảm thấy ngạc nhiên khi tìm thấy hàm lượng đường lớn trong bánh kẹo, bánh quy hay nước giải khát. Tuy nhiên, bạn còn tìm thấy lượng đường lớn trong nước sốt spaghetti, gia vị như sốt cà chua, sốt barbeque…".

Top 4 thông tin các nhà dinh dưỡng học tìm kiếm trên nhãn mác thực phẩm - Ảnh 2.

Nhiều mặt hàng đóng gói sẵn có thêm đường để tăng hương vị, thời gian bảo quản và như một chất béo thay thế.

Bouvier nói: "Dư thừa đường trong chế độ ăn có thể khiến bạn tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim." Bà lưu ý nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1/10 người nhận 25% lượng calo hàng ngày từ đường bổ sung có nguy cơ chết vì bệnh tim nhiều gấp 2 lần so với những người giới hạn lượng đường ít hơn 10% calo.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã gợi ý, đối với hầu hết phụ nữ Mỹ, chỉ nạp khoảng 100 calo mỗi ngày, tức 6 muỗng cà phê đường; đối với nam giới là 150 calo, tương đương 9 muỗng cà phê đường.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, bạn thực sự không dễ để tìm thấy đường bổ sung được liệt kê trên nhãn mác thực phẩm. Bạn chỉ thấy tổng gram đường, trong đó bao gồm đường tự nhiên (trong trái cây…) và đường bổ sung. Do đó, bạn cần để ý hơn về danh sách các thành phần trên nhãn. Bouvier cho biết: "Hãy để ý đến các dạng khác của đường bổ sung như dextrose, xiro ngô, mật ong, tinh thể mía, maltoza, sucrose và fructose".

Chất béo chuyển vị (trans fats)

Bouvier cho biết: "Các loại dầu đã hydro hoá một phần, hay còn gọi là chất béo chuyển vị, là loại chất béo tồi tệ nhất bạn phải tránh vì chúng làm tăng cholesterol LDL – một loại cholesterol xấu, và làm giảm cholesterol HDL – cholesterol tốt. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, đồng thời cũng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Top 4 thông tin các nhà dinh dưỡng học tìm kiếm trên nhãn mác thực phẩm - Ảnh 3.

Các loại dầu đã hydro hoá một phần, hay còn gọi là chất béo chuyển vị, là loại chất béo tồi tệ nhất bạn phải tránh vì chúng làm tăng cholesterol LDL.

Trong khi một số nhà sản xuất đã loại bỏ chúng ra khỏi sản phẩm, Adrienne Youdim, MD, giám đốc Trung tâm Ăn uống và Giảm cân ở Beverly Hills, cảnh báo rằng chất béo chuyển vị vẫn còn được tìm thấy trong nhiều đồ ăn nhẹ và hàng bánh nướng đóng gói sẵn. Điều đặc biệt nữa, là khi trên nhãn mác thực phẩm khi "0 gram" chất béo chuyển vị, thì có nghĩa là trong thực phẩm vẫn chứa một lượng nhỏ đấy. Và đó chính là lí do tại sao, chất béo chuyển vị là thông tin bạn cần chú ý tới khi đọc nhãn mác thực phẩm đóng gói, nếu bạn nhìn thấy hàm lượng chất béo chuyển vị lớn, hãy thẳng tay từ bỏ loại thực phẩm ngay nhé!

Chất béo bão hoà

Không giống như chất béo chuyển vị, bạn cần một lượng chất béo bão hoà cho cơ thể, nhưng không quá nhiều. Lisa Dierks, nhà quản lý dinh dưỡng của chương trình Mayo Clinic Healthy Living tại Rochester, Minnesota cho biết: "Chất béo bão hoà mang đến gần 10% calo nạp cho cơ thể. Chất béo bão hoà nên được thay thế bằng chất béo mono hoặc polyunsaturated, giúp làm giảm mức cholesterol LDL và giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch".

Top 4 thông tin các nhà dinh dưỡng học tìm kiếm trên nhãn mác thực phẩm - Ảnh 4.

Không giống như chất béo chuyển vị, bạn cần một lượng chất béo bão hoà cho cơ thể, nhưng không quá nhiều.

Natri

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp, đây là một yếu tố chính gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận. "Khoảng 70% natri chúng ta nạp vào cơ thể đều đến từ thực phẩm chế biến", Glockner nói. "Các hướng dẫn chế độ ăn kiêng hiện tại khuyến cáo người khỏe mạnh nên hạn chế lượng muối ăn vào khoảng 2300 mg, tương đương khoảng 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày.

Kiểm tra hàm lượng natri trên nhãn thực phẩm là rất quan trọng – nhưng cũng đừng quên chú ý đến kích cỡ khẩu phần của thực phẩm bạn muốn mua. Stephanie Dunne, RDN, chuyên gia về dinh dưỡng tích hợp và chức năng tại New York nói: "Thông thường, người ta đọc thông tin dinh dưỡng mà không nhận ra rằng thông tin hàm lượng được dựa trên kích cỡ khẩu phần được liệt kê ở đầu nhãn. Một ví dụ để rõ hơn là món súp, có thể nói rằng nó chứa 33% natri, không có vẻ xấu. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chúng ăn toàn bộ mà không nhận ra rằng nó có chứa hai phần". Dunne nói: "Bạn cần nhân hàm lượng natri (hoặc chất béo hoặc đường) bằng số lượng khẩu phần bạn ăn, từ đó suy ra mình cần bao nhiêu natri cho một loại thực phẩm đóng gói".

Top 4 thông tin các nhà dinh dưỡng học tìm kiếm trên nhãn mác thực phẩm - Ảnh 5.

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp, đây là một yếu tố chính gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.

(Nguồn: Pre)

aFamily

thực phẩm đóng gói sẵn, chất béo bão hòa, lựa chọn thực phẩm, nhãn mác thực phẩm


      © 2021 FAP
        1,042,205       270