Co cứng ngón tay nếu được phát hiện kịp thời, bệnh nhân chỉ cần nẹp ngón tay bị ảnh hưởng để làm giảm sự thiếu ma sát đến vỏ bọc gân.
Co cứng ngón tay là tình trạng đau đớn, các ngón tay bị mắc kẹt ở vị trí cong queo. Điều này xảy ra khi vỏ bọc xung quanh gân hoặc sưng viêm niêm mạc khớp, ngăn không cho dây chằng di chuyển tự do, kích thích gây đau đớn, khóa cảm giác với ngón trỏ hoặc ngón cái.
Co cứng ngón tay là tình trạng đau đớn, các ngón tay bị mắc kẹt ở vị trí cong queo.
Tin tốt là, trong khi cử động ngón tay có thể gây đau đớn và bất tiện, bạn hoàn toàn có thể điều trị khỏi một cách dễ dàng với nhiều phương án điều trị mang lại sự cứu trợ lâu dài. "Một ngón tay gặp khó khăn khi hoạt động rất dễ chẩn đoán và điều trị". Đây chính là lời khẳng định PGS lâm sàng S. Steven Yang (Khoa Phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm NYU Langone Medical. Ngón tay khó hoạt động ở mức độ nhẹ chỉ khiến bạn cảm thấy gượng gạo, nhưng theo chuyên gia, tốt nhất là bạn hãy chú ý hơn nữa vào các dấu hiệu cảnh báo.
Nguyên nhân gây ra co cứng ngón tay?
Co cứng ngón tay có thể ảnh hưởng đến bất kỳ những ngón bình thường khác trong một bàn tay bạn. Tình trạng này có thể là bẩm sinh hoặc tự phát, có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể sở hữu tình trạng này ngay từ khi sinh ra hoặc bị bệnh vào một khoảng thời gian nào đó. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có ngón tay co cứng khi vỏ gân chưa được phát triển đầy đủ. Nếu vỏ gân không phát triển cùng tốc độ như gân thì có thể khiến ngón tay "đóng băng" hoàn toàn. Thông thường trong trường hợp này, ngón tay cái bị ảnh hưởng.
Ngón tay không hoạt động là do ma sát. GS Melvin Rosenwasser, chuyên ngành Phẫu thuật tay tại Đại học Columbia, cho biết: "Áp lực tác động vào lòng bàn tay từ cái nắm tay bình thường sẽ tạo nên một lớp màng dày hơn thông thường, được gọi là vỏ bọc".
Ngón tay không hoạt động là do ma sát.
Những người trên 40 tuổi là nhóm đổi tượng rất dễ bị hiện tượng co cứng ngón tay. Dori Neill Cage, chuyên gia hoạt động trong Hội đồng cố vấn về chỉnh hình của Hoa Kỳ, nói: "Bạn có thể nhìn thấy hiện tượng này ở những người phải hoạt động ngón tay quá nhiều. Nguy cơ phát triển thành ngón tay co cứng dường như cao hơn nếu như công việc, hoạt động giải trí của bạn phải thao tác các ngón tay lặp đi lặp lại nhiều lần". Do sự lưu trữ chất lỏng và bị sưng viêm từ trước, người bị đái tháo đường, gút, tuyến giáp cũng có nguy cơ bị chứng ngón tay co cứng.
Sử dụng smart phone hoặc máy tính, mặc dù vậy lại không phải là một yếu tố phát triển các điều kiện trên. "Chúng ta dường như đều có một nhận thức chung rằng sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử kéo dài dẫn đến việc co cứng ngón tay nhưng điều này không hề được công nhận bởi những nghiên cứu đầy đủ bằng chứng khoa học", Yang nói. Chúng ta có thể đang sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn nhưng không có sự gia tăng tương ứng trong trường hợp co cứng ngón tay.
Và mặc dù cuộc sống có thể ảnh hưởng đến việc co cứng ngón tay nhưng không có chuyện bệnh lây lan từ ngón tay này sang ngón tay khác.
Điều trị bằng cách nào?
Co cứng ngón tay được chẩn đoán rất đơn giản, không cần chụp X-quang hoặc tiến hành xét nghiệm. Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh nhân chỉ cần nẹp ngón tay bị ảnh hưởng để làm giảm sự thiếu ma sát đến vỏ bọc gân.
Ngón tay càng bị co cứng nhiều càng cần được điều trị tích cực. Nếu các khớp tổn thương ở một vị trí bị khóa, tình trạng sẽ xấu đi. Đó là lý do tại sao nếu bản thân khớp bị ảnh hưởng thì ngón tay không thể phục hồi hoàn toàn. khớp bị ảnh hưởng, chữ số sẽ không thể hồi phục hoàn toàn, Rosenwasser nói. Trong nhiều trường hợp, một mũi cortisone được tiêm vào vỏ bọc gân để giảm sưng. Theo Yang, việc tiêm này sẽ lặp lại đến 3 lần với tỷ lệ thành công 70-80%.
Co cứng ngón tay được chẩn đoán rất đơn giản, không cần chụp X-quang hoặc tiến hành xét nghiệm.
Rosenwasser nói: "Nếu tiêm các mũi cortisone gặp thất bại hoặc chỉ đem lại lợi ích thoáng qua thì điều trị chữa bệnh yêu cầu mở vỏ bọc. Phẫu thuật được thực hiện sau khi gây tê cục bộ và có thể giúp giảm đau ngay lập tức".
Bạn có thể ngăn chặn hiện tượng co cứng ngón tay?
Không thể khẳng định điều này! Nhiều người cho rằng không sử dụng tay làm việc nhiều thì sẽ không bị co cứng ngón tay là cực sai lầm. Các chuyên gia về xương khớp cũng khẳng định nhiều người bị co cứng ngón tay là do cơ địa của họ. "Đây không phải là điều kiện y tế mà tập thể dục, chế độ ăn uống hoặc thuốc uống có thể ảnh hưởng đến. Tuy nhiên, co cứng ngón tay có thể được điều trị một cách dễ dàng nhờ sự can thiệp của y tế", ông Cage khẳng định.
(Nguồn: Pre)
đái tháo đường, dấu hiệu cảnh báo bệnh, Ngón trỏ, Co cứng ngón tay