Vấn đề đáng lo ngại là nhiều người chưa nhận được sự trợ giúp đúng đắn khi đối diện với trầm cảm - bệnh còn đáng sợ hơn cả ung thư hay bệnh tim mạch.
Bạn có bao giờ cảm thấy dường như mình là người duy nhất đang phải chống chọi với chứng trầm cảm?
Trên thực tế, không phải bệnh ung thư hay tim mạch mà chính trầm cảm mới chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ốm yếu, bệnh tật, thậm chí cả tàn tật,
Thông tin mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiết lộ rằng, trên 300 triệu người đang phải sống chung với trầm cảm, và chỉ phân nửa trong số đó nhận được sự điều trị thích hợp.
Nguyên nhân số 1 gây ra tình trạng tàn tật trên toàn thế giới không phải ung thư hay bệnh tim mạch, mà chính là trầm cảm.
WHO đưa ra con số này trong dịp hướng tới Ngày Sức khỏe Thế giới vào 7/4 như một phần của chiến dịch năm 2017 mang tên: "Depression: Let’s talk" (Trầm cảm: Hãy cùng trò chuyện). Theo WHO, số người bị trầm cảm trên khắp hành tinh đã tăng 18% trong giai đoạn 10 năm, từ 2005 đến 2015. Tổ chức này đang cố gắng nâng cao nhận thức về trầm cảm - chứng bệnh mà rất nhiều người vẫn còn lo sợ, không dám công khai.
"Những thành kiến vẫn còn tồn tại liên quan tới các bệnh thần kinh là nguyên do chúng tôi đặt tên chiến dịch ‘Depression: let’s talk’", Shekhar Saxena, bác sĩ kiêm giám đốc khoa sức khỏe thần kinh và lạm dụng thuốc tại WHO, cho biết. "Với những người đang phải sống chung cùng chứng trầm cảm, trò chuyện với ai đó mà họ tin tưởng thường là bước đầu tiên giúp họ tiếp cận điều trị và có thể phục hồi".
Với những người đang phải sống chung cùng chứng trầm cảm, trò chuyện là bước đầu tiên giúp họ phục hồi.
Theo Liên minh Quốc gia về các bệnh thần kinh Hoa Kỳ, 1/8 phụ nữ Mỹ sẽ phải vật lộn với chứng trầm cảm lâm sàng trong cuộc đời mình. Biện pháp điều trị được khuyến nghị bao gồm sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và liệu pháp trf chuyện. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp sốc điện (ECT) cũng rất phổ biến.
WHO đang kêu gọi các quốc gia đầu tư nhiều hơn nữa cho các biện pháp điều trị sức khỏe thần kinh và tăng cường hỗ trợ cho người bị trầm cảm. Bác sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO, khẳng định: "Những con số thống kê mới này là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các quốc gia, buộc họ phải suy nghĩ lại về hướng tiếp cận các vấn đề liên quan tới sức khỏe thần kinh, nhất là biện pháp điều trị một cách rốt ráo, đúng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này".
Bệnh trầm cảm không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận biết và xử lý.
Một số hiểu lầm về bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận biết và xử lý. Vì vậy, hiểu đúng về bệnh là rất quan trọng. Loại bỏ một số hiểu lầm dưới đây sẽ giúp bạn đối mặt và phòng bệnh tốt hơn.
1. Chỉ có một loại trầm cảm
Sự thật: Khi đề cập đến trầm cảm, rất có thể chúng ta đang nói về những gì được gọi là rối loạn trầm cảm chủ yếu, đôi khi còn được gọi là trầm cảm lâm sàng. Matthew Goldfine, nhà tâm lý học lâm sàng ở New York và New Jersey nói: "Giống như lo lắng, có nhiều loại trầm cảm khác nhau từ mức độ chẩn đoán. Một loại trầm cảm khác là rối loạn trầm cảm dai dẳng, hoặc chứng loạn dưỡng đôi. Theo Viện Y tế Tâm thần Quốc gia, khoảng 1,5% người trưởng thành Mỹ trải qua chứng trầm cảm này mỗi năm, trong khi đó số người trải qua rối loạn trầm cảm chủ yếu là 6,7%".
"Chứng loạn nhịp tim tương tự như chứng trầm cảm nhưng với các triệu chứng ít căng thẳng hơn. Trầm cảm lâm sàng có thể kéo dài khoảng hai tuần", Goldfine nói. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như chứng loạn dưỡng, như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm sau sinh và chứng rối loạn tình cảm theo mùa...
Giống như lo lắng, có nhiều loại trầm cảm khác nhau từ mức độ chẩn đoán.
2. Trầm cảm nghĩa là bạn buồn
Sự thật: Các triệu chứng của trầm cảm không phải chỉ đơn giản là sự buồn bã mà còn có thể biểu hiện ở nhiều mặt, như cảm giác trống rỗng, vô vọng, mất đi sự thèm ăn và ngủ quá nhiều hoặc quá ít... Goldfine cho biết: "Một số khác còn có cảm giác như bạn không thể ngồi yên hoặc suy giảm thần kinh, mệt mỏi...".
3. Thuốc chống trầm cảm có thể giải quyết vấn đề
Sự thật: "Một số người may mắn có thể cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc nhưng cũng có những người không được như vậy. Lựa chọn đúng loại thuốc với từng người không phải là đơn giản nhưng nếu người thân của bạn cần giúp đỡ thoát khỏi chứng trầm cảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ để giải quyết vấn đề tốt hơn", chuyên gia Goldfine nói.
4. Mọi người bị trầm cảm đều có lý do
Sự thật: Nỗi buồn có thể có nguyên do nhưng với trầm cảm thì không phải lúc nào lý do cũng rõ ràng và chính xác. "Trầm cảm có thể xuất hiện không vì lý do nào cả, đặc biệt là nếu bạn có một khuynh hướng di truyền", Goldfine nói. Đồng thời, những thứ như ly hôn hoặc trải qua thảm họa tự nhiên trong cuộc sống cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm cho dù bạn không thực sự cảm thấy chán nản.
(Nguồn: WMH)
trầm cảm, bệnh tâm lý, Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần, sức khỏe thần kinh, bệnh trầm cảm