Sức khỏe

Loại hormone này thừa thì dễ bị stress nhưng nếu thiếu thì cũng nguy hiểm không kém

Quá thừa hormone cortisol trong cơ thể có thể dẫn tới dạng phản ứng phụ liên quan tới stress, nhưng quá ít cortisol cũng gây ra tác động tương tự.

Gần đây, hormone stress cortisol hẳn đã bị mang nhiều tiếng xấu. Đúng vậy, hormone này tăng cao khi bạn stress. Và tất nhiên, stress kéo dài không hề tốt cho sức khoẻ của bạn. Nếu quá nhiều cortisol có thể dẫn tới mọi dạng phản ứng phụ liên quan tới stress, việc quá ít cortisol lại cũng gây ra tác động làm suy yếu tương tự.

Loại hormone này thừa thì dễ bị stress nhưng nếu thiếu thì cũng nguy hiểm không kém - Ảnh 1.

Stress kéo dài không hề tốt cho sức khoẻ của bạn.

Chỉ cần hỏi những người bị bệnh Addison – suy vỏ thượng thận mạn tính là rõ. Nếu bạn cũng bị bệnh này, tuyến thượng thận không thể tạo ra đủ lượng cortisol. Hormone này đóng vai trò điều hoà huyết áp, chức năng tim, tiêu hoá và vô số chức năng khác nữa. Theo Betul Hatipoglu, bác sĩ nội tiết tại Cleveland Clinic, nếu tuyến thượng thận dừng hoạt động và hàm lượng cortisol sụt giảm thê thảm, rất nhiều rắc rối sẽ xảy ra.

1. Bệnh Addison có thể khiến răng bạn trông như trắng hơn

Bác sĩ Hatipoglu có lần gặp một bệnh nhân bị mệt mỏi, đau bụng và giảm cân nhẹ. "Bác sĩ của cô ấy nghĩ, cô ấy bị trầm cảm". Khi cuộc thăm khám gần kết thúc, bác sĩ Hatipoglu chợt để ý hàm răng của bệnh nhân có vẻ rất trắng. Cô nhận ra điều này vì độ trắng của răng tương phản với làn da nâu rám nắng.

"Tôi hỏi, liệu có phải cô ấy vừa đi nghỉ về không. Người bệnh trả lời đã lâu rồi cô không ở lâu dưới ánh nắng mặt trời. Và đó là lúc tôi phát hiện ra". Một số thay đổi về hormone liên quan tới bệnh Addison có thể khiến trở nên sậm màu hơn, gần như thể rám nắng. Bác sĩ Hatipoglu nhấn mạnh: "Addison là bệnh duy nhất mà tôi biết có thể gây ra tình trạng sạm màu da".

Loại hormone này thừa thì dễ bị stress nhưng nếu thiếu thì cũng nguy hiểm không kém - Ảnh 2.

Suy giảm hormone stress có thể khiến răng bạn trông như trắng hơn.

2. Những triệu chứng khác của bệnh Addison đều thuộc loại phổ biến

Cùng với làn da sậm màu đi, những triệu chứng khác của bệnh suy vỏ thượng thận mạn tính bao gồm chóng mặt, đau xương hoặc đau bụng từ nhẹ tới nghiêm trọng, giảm cân, thiếu sức sống, hay quên và huyết áp giảm. Tất nhiên, những triệu chứng tương tự này có liên quan tới nhiều vấn đề về sức khoẻ khác, từ bệnh tuyến giáp tới ung thư.

Bác sĩ Hatipoglu cho biết: "Rất dễ nhầm lẫn với những bệnh rối loạn khác. Do đó, nhiều người quyết định đi khám rất nhiều bác sĩ trước khi nhận được chẩn đoán chính xác cuối cùng" (Trừ 1 trường hợp: Với phụ nữ trẻ bị mắc bệnh Addison, tình trạng rụng lông cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo).

3. Bệnh Addison rất hiếm gặp

Các bác sĩ thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn triệu chứng bệnh suy vỏ thượng thận mạn tính bởi vì nó rất hiếm gặp. Bác sĩ Hatipoglu tiết lộ: "Tôi không dám chắc liệu có phải chính xác là, cứ 1 triệu người, mới có 1 người mắc bệnh không, nhưng đúng là căn bệnh này rất hiếm gặp. Như vậy, cũng dễ hiểu vì sao bác sĩ thường không nghĩ tới bệnh Addison khi khám cho bệnh nhân có những triệu chứng trên".

Loại hormone này thừa thì dễ bị stress nhưng nếu thiếu thì cũng nguy hiểm không kém - Ảnh 3.

Các bác sĩ thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn triệu chứng bệnh suy vỏ thượng thận mạn tính bởi vì nó rất hiếm gặp.

4. Suy vỏ thượng thận mạn tính (bệnh Addison) thường bị nhầm lẫn với suy thượng thận

Rất nhiều nguồn trên mạng đề cập tới bệnh Addison và bệnh suy thượng thận như thể chúng là 2 tên gọi khác nhau của cùng 1 căn bệnh. Chúng không giống nhau, bác sĩ Hatipoglu nhấn mạnh. Vấn đề về tuyến giáp hoặc sự mất căn bằng liên quan tới hormone có thể gây xáo trộn chức năng thượng thận của bạn. Trong khi đó, bệnh Addison chỉ một rối loạn tự miễn, khi cơ thể bạn tấn công và phá huỷ tuyến thượng thận của bạn.

5. Khả năng huỷ hoại của bệnh có thể diễn ra rất nhanh

Có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để một số bệnh nhân Addison mất đi toàn bộ lượng hormone được sản sinh trong tuyến thượng thận. Những người bệnh khác lại biểu hiện sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trên một cách cực kỳ nhanh chóng, chỉ sau vài ngày. Bác sĩ Hatipoglu chia sẻ: "Hiện tượng này rất không phổ biến". Nhưng so với các vấn đề về thượng thận ít nghiêm trọng khác, triệu chứng của bệnh Addison có xu hướng biểu hiện rõ rệt hơn. Điều này có nghĩa là, người bệnh có thể trải nghiệm nhiều triệu chứng kể trên và chúng sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

6. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh Addison

Căn bệnh này không hề "kén cá chọn canh". Nó có thể tấn công chúng ta ở bất cứ tuổi nào, bất kể giới tính, sắc tộc. Có một số bằng chứng cho thấy, gen có thể đóng vai trò nào đó ở đây - nếu những người khác trong gia đình bạn bị bệnh Addison hoặc một rối loạn nội tiết nào đó, nguy cơ của bạn có thể tăng lên. Nhưng thực sự không có cách nào để tiên đoán ai sẽ mắc bệnh.

7. Việc kiểm tra xem bạn có bị bệnh Addison không rất đơn giản

Loại hormone này thừa thì dễ bị stress nhưng nếu thiếu thì cũng nguy hiểm không kém - Ảnh 4.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị bệnh Addison, họ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng cortisol.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị bệnh Addison, họ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng cortisol và một hormone khác có tên ACTH. Bác sĩ Hatipoglu giải thích: "Thường thì kết quả xét nghiệm rất rõ ràng". Nếu không, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau đó để giúp chẩn đoán chính xác.

8. Có thể điều trị bệnh bằng các biện pháp hiệu quả

Bạn sẽ được kê đơn thực phẩm chức năng bổ sung hormone qua đường uống. Trong những trường hợp nặng, nếu cơ thể bệnh nhân không hấp thụ tốt thực phẩm chức năng, việc tiêm bổ sung có thể cần thiết. Bác sĩ Hatipoglu nhấn mạnh thêm: "Nhưng bệnh nhân sẽ sống một cuộc sống bình thường. Addison là bệnh có thể điều trị được và biện pháp điều trị cũng rất hiệu quả".

(Nguồn: Womenshealthmag)

aFamily

bệnh Addison, stress, suy tuyến thượng thận, hormone stress


      © 2021 FAP
        1,112,890       770