Những cơn đau sau khi ăn đôi lúc khiến "khổ chủ" rơi vào tình trạng vô cùng khó chịu.
Thông thường, những vấn đề liên quan tới dị ứng, nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chúng ảnh hưởng tới những hoạt động thường ngày và đôi lúc còn tiến triển tồi tệ hơn gây ra những chứng bệnh mãn tính. Dưới đây là một vài nguyên nhân đẩy bạn đối mặt với tình trạng này, rất có thể bạn sẽ tìm ra giải pháp thoát khỏi chúng:
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Tiêu thụ quá nhiều Gluten có thể khiến dạ dày của bạn biểu tình sau mỗi bữa ăn. Loại protein này được tìm thấy trong phần lớn các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và các chế phẩm của chúng như bánh mì, pizza…
Khi cảm thấy cơ thể tiếp nhận quá nhiều, hệ miễn dịch sẽ phản ứng mạnh mẽ nhằm phản ứng việc tiếp nhận thêm bất cứ thành phần nào. Hệ quả là bạn sẽ phải chịu những cơn đau khó chịu ở khu vực dạ dày. Các chuyên gia cho biết, đường lactozo không hòa tan cũng có thể gây những biểu hiện tương tự.
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn cũng có khả năng "kích động" hệ thống miễn dịch làm chúng phản ứng lại rõ rệt. Những cảm giác của hiện tượng này thường là đau quặn, co thắt ở khu vực dạ dày. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), trong trường hợp tồi tệ hơn, bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu khó chịu hơn bao gồm chảy nước mắt, mũi, chóng mặt, buồn nôn.
Ngộ độc thức ăn
Tiêu thụ phải những thực phẩm chứa virus hoặc vi khuẩn có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Giống những triệu chứng của dị ứng thực phẩm, ngộ độc cũng sở hữu một vài dấu hiệu của chúng, tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, bạn có thể gặp phải nôn mửa thậm chí hôn mê, co giật.
Các chuyên gia y khoa cho biết, khuẩn E.coli là một trong những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất. Chúng có thể ẩn chứa trong tất cả những loại thực phẩm sống, chưa chế biến, sữa chưa tiệt trùng… E.coli cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy trầm trọng.
Ung thư
Một khối u trong dạ dày cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên trải nghiệm những cơn đau sau khi ăn. Tùy thuộc vào thời gian cơn đau xuất hiện khi ăn, bạn có thể tiên đoán được đó là ung thư dạ dày hay ung thư tá tràng. Tất cả thực phẩm sau khi được nghiền nhỏ bởi răng sẽ được dạ dày nhào trộn trong khoảng thời gian này trước khi xuống ruột non.
Nếu vấn đề nằm ở dạ dày, chúng thường xuất hiện ngay sau khi bạn ăn, lâu nhất là 1 giờ đồng hồ. Sau khoảng thời gian này, khối u nhiều khả năng nằm ở phần ruột sau dạ dày. Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng kiêm tư vấn viên y khoa tại Chicago, những nguyên nhân gây ra ung thư có thể đến từ nhiễm khuẩn dạ dày, hút thuốc lá nhiều, sử dụng rượu hoặc dùng thuốc liều cao.
Trào ngược dạ dày
Nếu những cơn đau xảy ra ở phần bụng trên, rất có thể vấn đề xảy ra da dịch vị dạ dày của bạn đang trào ngược lên trên. Hiện tượng này còn đi kèm với cảm giác nóng rát khó chịu ở dạ dày. Nguyên nhân nằm ở van tiếp xúc giữa dạ dày và thực quản không thực sự khít khiến axit trong dạ dày có cơ hội làm "rối loạn" tại khu vực thực quản.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng này là một trong những loại rối loạn thuộc về hệ thống tiêu hóa. Chúng gây nên sự khó chịu và đau đớn ở cả dạ dày và ruột. Nguyên nhân cho hiện tượng này cũng khá đa dạng, từ sắp xếp khẩu phần ăn không hợp lý như thiếu rau, nhiều đồ mỡ rán cho đến thay đổi thất thường trong chế độ ăn như bỏ bữa, ăn quá no.
Hội chứng Crohn
Crohn là một dạng hội chứng gây loét và viêm ruột mãn tính. Những cơn đau do hội chứng cũng tùy thuộc vào mức độ bạn gặp. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), một vài triệu chứng thông thường bạn có thể gặp bao gồm tiêu chảy, ốm nhẹ hoặc chảy máu dạ dày.
Sỏi mật
Nếu những cơn đau xảy ra tại khu vực dưới xương sườn, phần ổ bụng phải chỉ xảy ra sau khi bạn ăn đồ béo thì rất có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Những viên sỏi này hình thành cholesterol mà có thể mắc kẹt trong dạ dày. Tình trạng này sẽ mang đến những cơn đau đớn có thể kèm theo nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa.
(Nguồn: Curejoy)
ung thư dạ dày, viêm ruột, cảnh báo đau bụng khi ăn, đau sau khi ăn