Sức khỏe

Bạn sẽ không bao giờ biết được những nguyên nhân này gây ra các cơn đau khắp trên cơ thể

Đau đớn kéo dài là triệu chứng của stress và những rắc rối liên quan tới cảm xúc, đặc biệt khi không có chấn thương nào về mặt thể chất.

Cơ thể con người là một cỗ máy phức tạp một cách đáng kinh ngạc. Nó không chỉ phản ứng trước các thay đổi ngoại cảnh mà còn trước cả những biến đổi từ bên trong. Bác sĩ Susan Babel, một nhà tâm lý học chuyên về lĩnh vực trầm cảm, đã đưa ra những dẫn giải vô cùng bổ ích về những dấu hiệu cơ thể cho thấy sức khoẻ tâm lý con người đang gặp rắc rối nghiêm trọng.
Nhà tâm lý học Babel cho biết, cảm giác khó chịu và đau đớn là dấu hiệu của sự lo lắng, nỗi sợ hãi thầm kín, vấn đề chưa được giải quyết. Đau đớn kéo dài là triệu chứng của stress và những rắc rối liên quan tới cảm xúc, đặc biệt khi không có chấn thương nào về mặt thể chất.
12 dấu hiệu stress
Trong hình là minh hoạ các vị trí trên cơ thể bị tác động bởi các trạng thái tinh thần, tâm lý khác nhau như: Nỗi tức giận gây đau cổ, stress nặng gây đau đầu, thiếu sự cảm thông, ủng hộ gây đau ngực, cảm giác đơn độc, bị cách ly gây đau lòng bàn tay, thiếu niềm vui sống gây đau cổ chân…
Đau đầu
12 dấu hiệu stress
Quá nhiều căng thẳng, áp lực là nguyên nhân chính gây nên bất cứ chứng đau đầu nào. Nó có thể xảy ra vì những nỗi lo liên quan tới khả năng thất bại, những điều vụn vặt trong cuộc sống hay tình trạng lúc nào cũng phải gồng mình để vượt qua mọi trở ngại.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Hãy dành thời gian mỗi ngày cho chính bản thân mình. Để cơ thể bạn nghỉ ngơi, thư giãn. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối đó, không nên lo lắng về bất cứ chuyện gì. Bạn cũng đừng cảm thấy có lỗi vì dành thời gian để gạt bỏ mọi âu lo, phiền muộn đó. Năng suất lao động của bạn sẽ chỉ tốt hơn mà thôi, nhờ những giây phút hoàn toàn tĩnh tại và yên bình này. Và chắc chắn bạn cũng sẽ không còn bị cơn đau đầu hành hạ nữa.
Đau cổ
12 dấu hiệu stress
Cơn đau ở vị trí này cho thấy gánh nặng của nỗi tức giận đối với người khác và sự chán nản, thiếu hài lòng về chính những khiếm khuyết của bản thân lớn đến thế nào. Khi chúng ta rơi vào trạng thái dằn vặt vì không thể tha thứ cho chính mình hay người khác, chúng ta cũng dễ bị đau cổ.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Thay đổi thái độ là chìa khoá để giải quyết cơn đau cổ. Trong phần lớn trường hợp, người ta cũng không muốn làm tổn thương bạn thì bạn cũng không nhất thiết phải luôn đáp ứng được những kỳ vọng khắc nghiệt của bản thân. Hãy cứ thoải mái đi và học cách tha thứ. Điều quan trọng không kém là nghĩ nhiều hơn về những điều bạn thích, những thứ bạn yêu thương.
12 dấu hiệu stress
Áp lực nặng nề trong thời gian dài và gánh nặng cảm xúc chất chồng khi mỗi ngày đều phải đưa ra những quyết định khó khăn gây ra các cơn đau ở vai. Ai đó đang thực sự gây áp lực lên bạn hoặc do bạn không thể đưa ra một quyết định quan trọng và bắt đầu mang theo gánh nặng khó bỏ này suốt bên mình... đều có thể gây ra những cơn đau ở vùng này.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Cố gắng chia sẻ gánh gặng với một người bạn thân – bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Bạn đâu phải chịu đựng khó khăn một mình. Và chia sẻ với người khác đôi khi lại giúp bạn tìm ra giải pháp không ngờ cho rắc rối bạn đang gặp phải.
Đau ở lưng trên
12 dấu hiệu stress
Thiếu sự chia sẻ về cảm xúc, thiếu sự đồng cảm từ những người thân thiết quanh ta có thể biểu hiện thành cơn đau ở lưng trên. Đó là lúc con người cảm thấy mình không được yêu thương, không được trân trọng.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Hãy cởi mở trái tim nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn với những người khác. Đừng chỉ tập trung vào bản thân bạn, hãy hoà đồng, thân thiện, gặp gỡ nhiều bạn mới và tham gia những cuộc hẹn lý thú. Quan trọng nhất, bạn đừng kìm nén những xúc cảm của mình.
Đau ở lưng dưới
12 dấu hiệu stress
Nếu chúng ta có bất cứ mối lo nào liên quan tới tài chính, lưng dưới có thể bị đau. Rất có thể ý tưởng về một cuộc sống giàu sang đang ám ảnh bạn hay cung cách của những người xung quanh đang khiến bạn muốn phát điên vì tiền.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Tiền không thể mua được hạnh phúc. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng thực tế là vậy. Do đó, hãy ngừng lo lắng! Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống đều miễn phí. Hãy làm những gì bạn yêu thích và nó sẽ mang lại cho bạn không chỉ niềm vui mà còn cả tiền bạc nữa.
Đau ở khuỷu tay
12 dấu hiệu stress
Thiếu linh hoạt, không sẵn sàng thương lượng, hoà giải, hay nói cách khác là bướng bỉnh một cách cứng nhắc sẽ dễ khiến bạn bị đau khuỷu tay. Tình trạng này xảy ra khi bạn từ chối thay đổi trước những sự kiện quan trọng có tính bước ngoặt trong đời hay luôn sợ hãi những điều mới mẻ.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Đôi khi chúng ta nghĩ cuộc đời sao mà khó khăn và phức tạp đến thế. Nhưng rất có thể đó là do chính chúng ta làm cho mọi thứ trở nên khó khăn và phức tạp mà thôi. Hãy linh hoạt, nhanh nhạy và sẵn sàng thay đổi. Đừng hoang phí năng lượng của mình để đấu tranh cho những thứ mà bạn không có khả năng tạo ảnh hưởng.
Đau ở bàn tay
12 dấu hiệu stress
Cảm giác đau đớn ở bàn tay có nghĩa là ai đó thực sự cần một người bạn, để có một chút thời gian nghỉ ngơi hay đơn thuần là một cuộc chuyện trò nho nhỏ. Nếu bạn bị đau tay, tốt hơn là hãy bước ra ngoài vỏ ốc cô đơn của bạn.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Cố gắng kết thêm bạn mới; Đi ăn trưa với đồng nghiệp; Mua vé đi xem phim, nghe nhạc hoặc tới sân vận động xem thi đấu; Cố gắng cảm nhận bạn là một phần của thế giới này... là những việc bạn cần làm. Đừng do dự bắt chuyện với người khác bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể tìm thấy một người bạn tốt ở đâu.
Đau hông
12 dấu hiệu stress
Những người quen với cuộc sống thường nhật, thoải mái, dễ đoán có thể bị đau hông. Nỗi sợ hãi những thay đổi và việc phải đưa ra những quyết định trọng đại hay thái độ chần chừ khi tiếp nhận những mới mẻ trong đời chính là thủ phạm.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Đừng cố kháng cự lại vòng quay tự nhiên của cuộc sống. Cuộc sống là chuyển động. Nó thay đổi và do đó, nó mới trở nên thú vị. Hãy nghĩ về tất cả những thay đổi trong cuộc sống như những chuyến phiêu lưu kỳ thú. Và đừng cố trì hoãn bất cứ quyết định quan trọng nào.
Đau ở đầu gối
12 dấu hiệu stress
Cái tôi quá lớn có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau ở vị trí này. Đó là khi người ta nghĩ cho bản thân mình quá nhiều và không quan tâm chút nào tới người xung quanh. Đó cũng là khi một người cho rằng thế giới chỉ quay quanh họ.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Hãy nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy mình không phải người duy nhất trong vũ trụ. Hãy quan tâm tới mọi người; Lắng nghe bạn bè, giúp đỡ cha mẹ, hợp tác với đồng nghiệp; Giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa... Bạn cũng có thể dành chút thời gian để tham gia các công tác tình nguyện để giải quyết vấn đề tâm trạng của mình.
Đau ở bắp chân
12 dấu hiệu stress
Đau tại đây là dấu hiệu cho thấy những căng thẳng về cảm xúc. Sự chiếm hữu, những lo lắng liên tục về một mối quan hệ, cả sự ganh ghét đố kỵ cũng là nguyên nhân gây đau bắp chân.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Điều quan trọng là học cách tin cậy một nửa kia của bạn. Thư giãn và chấm dứt việc kiểm soát người ấy. Đã đến lúc bỏ lại mọi thứ khiến bạn lo phiền hay điên tiết ở lại phía sau.
Đau ở mắt cá chân
12 dấu hiệu stress
Cảm giác đau đớn ở vị trí này có thể là hậu quả của việc chúng ta quên đi bản thân mình và không tận hưởng đủ niềm vui trong cuộc sống. 
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Có thể công việc đã chiếm trọn toàn bộ thời gian và chúng ta không thực sự coi trọng nhu cầu của mình, khiến mọi giấc mơ đều bị trì hoãn. Đã đến lúc tự nuông chiều bản thân như mua thứ gì đó đắt tiền, ngủ một giấc thật đã, thử những món ăn ngon, quên đi công việc và nghĩ tới một mối quan hệ lãng mạn. Bạn cũng có thể mở lòng mình để chuẩn bị cho một chuyến đi trong mơ.
Đau ở bàn chân
12 dấu hiệu stress
Sự lãnh đạm, thờ ơ có thể là một nguyên nhân gây đau bàn chân. Nó giống như cơ thể chúng ta đang từ chối dịch chuyển về phía trước. Nó giống như chúng ta lo sợ cuộc đời bão giống và không muốn nhìn mọi thứ tiến triển. Khi chúng ta vô thức nghĩ rằng mọi thứ đều đang đi trật đường ray và cuộc đời ta là một thảm bại ê chề, bàn chân chúng ta sẽ bị đau.
12 dấu hiệu stress
Giải pháp: Hãy học cách để tâm tới những niềm vui bé nhỏ trong cuộc sống. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới này và của những con người sống trên đó. Tận hưởng những hương vị khác nhau, những thanh âm khác nhau, những ngọn gió và cả mặt trời ở những miền khác nhau nữa. Nhận nuôi một con thú cưng hay thử một sở thích mới. Lấp đầy cuộc sống của bạn bằng những điều thú vị. Quên đi những ký ức buồn và cười nhiều hơn nữa. Hãy tìm kiếm thứ gì đó giúp mang lại hạnh phúc cho bạn mỗi ngày.
Hãy yêu bản thân và biết cách tha thứ cho chính mình. Nghĩ cho người khác và cố gắng không nắm giữ khư khư mối ác cảm với ai đó. Giao tiếp nhiều hơn, cười nhiều hơn và sống thật khoẻ mạnh!
(Nguồn: Brightside)
aFamily

căng thẳng, giảm căng thẳng, stress, bệnh tâm lý


      © 2021 FAP
        921,270       143