Sức khỏe

Bạn sẽ bất ngờ khi biết đây là 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu chất

Mặc dù hầu hết các trường hợp thiếu vitamin đều có thể cứu vãn nhờ chuyển sang chế độ ăn uống hợp lý nhưng bạn cũng cần hết sức chú ý những biểu hiện thay đổi trên cơ thể.

Khi cơ thể bạn đang cố gắng cảnh báo cho bạn những rắc rối, chẳng hạn như thiếu vitamin, thì nó sẽ phát ra những biểu hiện lạ, không bình thường, thậm chí là bạn chưa hề gặp trước đó.
Theo Tiến sĩ Susan Blum, người sáng lập Trung tâm sức khỏe Blum Center for Health  và là tác giả của cuốn sách The Immune System Recovery Plan (Kế hoạch phục hồi hệ thống miễn dịch) thì "Với chế độ ăn uống với các thực phẩm chế biến như hiện nay thì khả năng thiếu hụt vitamin hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân có thể là do ăn uống không đủ chất hoặc do cơ thể hấp thụ dinh dưỡng không đúng cách do các vấn đề về tiêu hóa. Có thể bạn không bị bệnh ngay nhưng chắc chắn các chức năng trong cơ thể sẽ bị suy giảm do thiếu vitamin - yếu tố then chốt cho tất cả các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nói cách khác, cơ thể cần vitamin để hoạt động đúng". 
dấu hiệu thiếu vitamin
vì đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo. Trong trường hợp thay đổi chế độ ăn uống tích cực hơn mà bạn không thấy các biểu hiện giảm đi thì cần đi khám để được chẩn đoán xem có bị bệnh gì không và điều trị kịp thời.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bạn cần nạp vitamin cho cơ thể:
1. Có các vết nứt ở khóe miệng
dấu hiệu thiếu vitamin
Chẩn đoán: Thiếu hụt sắt, kẽm, và vitamin B như niacin (B3), riboflavin (B2), và B12. 
Theo Tiến sĩ Blum, những người ăn chay không đúng cách thường không nhận được đủ chất sắt, kẽm, và B12 cho cơ thể. Kiểu ăn uống này cũng có thể không cung cấp đủ protein để xây dựng hệ miễn dịch nên dễ dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu.
Cách khắc phục: Ăn nhiều thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, trứng, hàu, nghêu, cà chua phơi khô, củ cải, đậu phộng và các loại đậu như đậu lăng. Sự hấp thụ sắt sẽ được tăng cường tốt hơn bằng cách bổ sung vitamin C. Vitamin C còn giúp cơ thể chống nhiễm trùng, do đó hãy bổ sung các loại thực phẩm với rau như bông cải xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn và súp lơ... vào chế độ ăn uống của mình để có thêm vitamin này.
2. Mặt đỏ, bong da ở mặt và những nơi khác trên cơ thể, có thể kèm theo rụng tóc
dấu hiệu thiếu vitamin
Chẩn đoán: Thiếu hụt biotin (B7) - một loại vitamin tốt cho tóc. Cơ thể tích trữ các loại vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) nhưng lại không lưu trữ hầu hết các loại vitamin B - vitamin hòa tan trong nước. Thiếu hụt biotin có thể gây ra một số rối loạn thần kinh như: Mất kiểm soát, động kinh, chậm phát triển... 
Những người hay ăn trứng sống có nguy cơ bị thiếu loại vitamin này nhiều hơn vì một loại protein trong trứng sống được gọi là avidin có tác động ức chế khả năng hấp thụ biotin của cơ thể.
Cách khắc phục: Ngoài việc tránh ăn trứng sống, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, bơ, nấm, súp lơ, đậu nành, các loại hạt, quả mâm xôi và chuối... vào chế độ ăn uống của mình.
3. Mụn đỏ hoặc trắng trên má, cánh tay, đùi và mông
dấu hiệu thiếu vitamin
Chẩn đoán: Thiếu hụt axit béo thiết yếu, vitamin A và D.
Vitamin A đặc biệt quan trọng cho mắt và da. Nếu thiếu vitamin A sẽ gây khô giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và dẫn tới mù lòa. Thiếu vitamin A còn gây sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai và giảm sức đề kháng với bệnh tật
Vitamin D là một hormone steroid, nó thường được thu bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin D còn có thể dẫn đến tình trạng đau xương, mệt mỏi, thừa cân, rối loạn tâm trạng, ra mồ hôi...
Cách khắc phục: Bạn nên tăng lượng chất béo lành mạnh vào trong bữa ăn. Chất béo lành mạnh có nhiều trong cá hồi, cá mòi, các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân và các loại hạt như hạt lanh mặt đất, cây gai dầu, và hạt chi-a... 
Để bổ sung vitamin A, bạn nên ăn rau lá xanh và rau có màu như cà rốt, khoai lang và ớt chuông đỏ. "Những thực phẩm này cung cấp beta carotene, một tiền chất của vitamin A, mà cơ thể sẽ sử dụng để tạo ra vitamin A. Tôi cũng khuyên bạn nên bổ sung -2.000 IU vitamin D/ngày", Tiến sĩ Blum chia sẻ. 
4. Ngứa ran và tê ở bàn tay, bàn chân hoặc ở vùng da khác trên cơ thể
dấu hiệu thiếu vitamin
Chẩn đoán: Thiếu vitamin B như folate (B9), B6, và B12. "Đó là một vấn đề liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh ngoại biên và tác động đến da. Các triệu chứng này có thể kết hợp với biểu hiện lo âu, trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi và mất cân bằng hormone", Tiến sĩ Blum cho biết.
Cách khắc phục: Bạn nên ăn thêm rau bina, măng tây, củ cải, đậu (đốm, màu đen, thận, lima), trứng, bạch tuộc, sò, nghêu, hàu và gia cầm... để cung cấp các dưỡng chất bị thiếu cho cơ thể.
5. Chuột rút cơ bắp, cảm thấy đau ở ngón chân, bắp chân, lòng bàn chân...
dấu hiệu thiếu vitamin
Chẩn đoán: Thiếu magiê, canxi và kali. "Nếu những hiện tượng này xảy ra thường xuyên, rõ ràng bạn đang thiếu các dưỡng chất magiê, canxi và kali. Nếu bạn là người tập luyện chăm chỉ, bạn còn có thể mất nhiều khoáng chất trên và cả vitamin B - tan trong nước do đổ mồ hôi nhiều", Tiến sĩ Blum chia sẻ.
Canxi có vai trò đặc biệt đối với xương. Thiếu canxi có thể dẫn đến còi xương, chậm lớn ở trẻ đang phát triển hoặc loãng xương, giòn xương ở người trưởng thành, đặc biệt là người già. 
Magiê là khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho sự ổn định điện từ của từng tế bào trong cơ thể. Thiếu magnesium có thể ảnh hưởng đến hầu như tất cả hệ thống của cơ thể.
Kali là một chất đảm bảo cho sự co bóp của các cơ, vì vậy, nếu thiếu kali sẽ dẫn đến tình trạng yếu cơ, rối loạn nhịp tim có khi làm suy tim và suy hô hấp.
Cách khắc phục: Ăn nhiều chuối, quả hạnh nhân, hạt dẻ cười, bí, anh đào, táo, bưởi, bông cải xanh, cải thìa, rau lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina và bồ công anh.
(Nguồn: Foxnews/Health)
aFamily

thiếu vitamin, dấu hiệu bệnh tật, cảnh báo sức khỏe, dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể


      © 2021 FAP
        1,116,538       669